Lạm phát thường được biết đến với những tác hại đối với nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, xét theo một số khía cạnh, lạm phát vẫn đem lại những lợi ích cho nền kinh tế.
Bài viết sau đây sẽ nêu rõ khái niệm về lạm phát cũng như những lợi ích cụ thể của lạm phát đối với nền kinh tế đất nước.
Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự gia tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế trong trong một khoảng thời gian. Chính vì thế, lạm phát cũng được hiểu là sự giảm sức mua của một loại tiền tệ nhất định. Do đó, lạm phát chính là mối quan tâm đặc biệt của các nhà kinh tế, các chính phủ, các chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Theo các nhà kinh tế học, tỷ lệ lạm phát cao gây ra bởi sự cung ứng tiền quá mức. Quan điểm về yếu tố xác định tỷ lệ lạm phát thấp đến trung bình cũng rất đa dạng. Lạm phát thấp hoặc trung bình được quy cho sự biến động về nhu cầu thực tế đối với hàng hóa và dịch vụ, hoặc do sự thay đổi về nguồn cung sẵn có.
Các nguyên nhân gây ra lạm phát bao gồm:
- Lạm phát do cầu kéo
- Lạm phát do chi phí đẩy
- Lạm phát do cơ cấu
- Lạm phát do cầu thay đổi
- Lạm phát do xuất khẩu
- Lạm phát do nhập khẩu
- Lạm phát do tiền tệ
Các chỉ số đo lường lạm phát gồm có:
- Chỉ số giá tiêu dùng
- Chỉ số giá sản xuất
- Chỉ số giá hàng hóa
- Chỉ số giá cơ bản
Những tác động tích cực của lạm phát đối với nền kinh tế
Dù lạm phát thường được biết đến với vai trò tiêu cực đối với lợi ích quốc gia, nhưng nó cũng có một số những lợi ích tích cực.
Lạm phát giúp kích thích nền kinh tế, đây chính là lợi ích quan trọng nhất mà lạm phát đem lại. Vì khi lạm phát xảy ra tại một quốc gia, quốc gia đó sẽ có lượng tiền nhiều hơn trong lưu thông và điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều tiền hơn cho chi tiêu. Do đó, điều này sẽ tạo ra cầu nhiều hơn cung, giúp thúc đẩy sản xuất, giảm thất nghiệp và đưa nhiều tiền hơn vào hoạt động kinh tế ở mức độ vĩ mô.
Bên cạnh đó, lạm phát còn trở thành một phần của sự tăng trưởng kinh doanh. Vì lúc này, các khoản tiền thay vì được gửi tiết kiệm thì sẽ được dùng để đầu tư. Lạm phát cũng làm giảm giá trị của các khoản nợ, và điều này sẽ rất có lợi cho các quốc gia cũng như những cá nhân đang có những khoản vay.
Các chính phủ cũng có thể lựa chọn các công cụ giúp kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng. Không ai có thể phủ nhận được lợi ích của lạm phát đối với nền kinh tế. Và một quốc gia muốn phát triển bền vững thì cần kiểm soát tốt lạm phát (từ 2-5% đối với các nước phát triển và dưới 10% đối với các nước đang phát triển).
Ở một khía cạnh khác, lạm phát có thể làm cho cổ phiếu mua ở thời điểm trước đó có thể bán với giá cao và đem lại lợi nhuận cao hơn. Đồng thời lạm phát còn làm tăng giá trị tài sản cố định.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sàn môi giới giao dịch lớn và uy tín được các nhà đầu tư lựa chọn để giao dịch cổ phiếu, forex và bất động sản. FXTM là một trong những sàn giao dịch được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao về độ an toàn bảo mật, tốc độ giao dịch nhanh và thông tin thị trường được cập nhật chính xác. Thông qua sàn giao dịch này, nhà đầu tư cũng có thể tìm hiểu về giao dịch ECN.