Từ sau 30 tuổi, cơ thể sẽ dần xuất hiện các dấu hiệu lão hóa và ở chân cũng không ngoại lệ. Bởi chính quá trình phân chia tế bào và sản xuất collagen dần suy giảm đã khiến người cao tuổi dễ gặp các vấn đề cơ xương khớp, thậm chí dẫn đến các biến dạng làm mất chức năng vận động ở chân.
Dưới đây là 4 vấn đề về cơ xương khớp thường gặp ở bàn chân tuổi già mà bạn cần lưu ý để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho bản thân và người thân.
Ngón chân quặp
Ngón chân quặp là tình trạng các ngón cong lại như hình móng vuốt, chủ yếu ảnh hưởng đến 4 ngón chân nhỏ. Ở người già, tình trạng này thường do lão hóa xương khớp ngón chân, mất cân bằng cơ lực ở bàn chân hoặc ảnh hưởng từ việc mang giày/dép không phù hợp trong thời gian dài.
Biểu hiện của ngón chân quặp:
- Ngón chân xuất hiện triệu chứng sưng đau đặc biệt là khi cố duỗi thẳng hoặc đi bộ.
- Ngón chân bị co cứng, khó duỗi thẳng tự nhiên.
- Đầu ngón chân thường bị phồng rộp, xuất hiện các vết chai do cọ xát với đế giày/dép.
Giải pháp:
- Thường xuyên thực hiện các bài tập kéo giãn giúp giảm cứng khớp ngón chân.
- Massage ngón chân và lòng bàn chân để giúp thư giãn cơ, giảm đau nhức.
- Sử dụng miếng đệm lót chân để giảm áp lực lên khớp ngón chân.
Bàn chân bẹt
Cấu trúc vòm ở bàn chân sẽ yếu đi theo thời gian, khi mô liên kết gân cơ chày sau bị giãn ra sẽ dẫn đến sụp vòm chân và gây ra tình trạng bàn chân bẹt ở người lớn. Trường hợp này thường gây ra các cơn sưng, đau dọc từ vòm chân đến mắt cá chân và xảy ra phổ biến ở phụ nữ trên 40 tuổi.
Biểu hiện của bàn chân bẹt:
- Vòm chân bị mất khi đặt chân xuống sàn.
- Xuất hiện các cơn đau ở vòm gan chân khi đi bộ hoặc chạy.
- Mất cân bằng khi vận động, bàn chân dễ bị mỏi và đau nhói khi di chuyển.
Giải pháp:
- Duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên vùng gan chân.
- Vật lý trị liệu để cải thiện sự cân bằng cho bàn chân.
- Sử dụng giày chuyên dụng với đế nâng đỡ vòm chân để hỗ trợ phân bổ lực và giảm áp lực tác động trên chân.
- Massage lòng bàn chân thường xuyên để giúp giảm các cơn đau nhức, tăng cường lưu thông máu.
Viêm khớp bàn chân
Viêm khớp là tình trạng các khớp ở bàn chân bị đau, cứng và sưng gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến tầm vận động của người bệnh. Tình trạng này bao gồm 3 loại phổ biến:
- Viêm xương khớp: Trường hợp này xảy ra do sự hao mòn tự nhiên của các khớp theo thời gian.
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh lý gây rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến màng hoạt dịch ở khớp bị tổn thương dẫn đến các triệu chứng sưng, đau làm viêm khớp.
- Viêm khớp sau chấn thương: Tình trạng viêm hình thành sau khi chân bị chấn thương và có chuyển biến nhanh hơn so với các loại viêm khớp khác.
Biểu hiện của viêm khớp:
- Chân xuất hiện dấu hiệu bị cứng, sưng và đau.
- Xuất hiện các cơn đau nhói khi bệnh nhân vận động hoặc vào buổi sáng mới ngủ dậy.
Giải pháp:
- Duy trì cân nặng để giảm sự căng thẳng cho các khớp.
- Sử dụng giày chuyên dụng hoặc miếng lót giày để hỗ trợ lực khi vận động.
- Thực hiện các vận động nhẹ như: đi bộ, đạp xe, tập yoga,… để cải thiện tầm vận động cho bàn chân, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.
- Tiêm Collagen để bổ sung dịch nhờn cho khớp, ngăn ngừa mô sụn bị phá vỡ.
Gãy xương
Gãy xương ở bàn chân là trường hợp dễ xảy ra ở người cao tuổi, chính sự sụt giảm Canxi và mật độ xương giảm dần theo tuổi tác đã khiến xương dễ bị giòn và gãy. Quá trình lão hóa làm giảm khả năng phục hồi của xương, do đó các vết gãy xương thường hồi phục lâu hơn và dễ làm ảnh hưởng đến các xương hỗ trợ khác.
Ví dụ: Trong cơ chế vận động, xương mâm chày đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ lực cơ bàn chân và duy trì hình dạng cân đối của chân. Vì vậy, các chấn thương ở vùng bàn chân không chỉ ảnh hưởng đến chức năng vận động mà còn dễ tác động gây gãy xương mâm chày trong một số trường hợp nghiêm trọng.
Biểu hiện của gãy xương.
- Vùng chân sưng tấy hoặc bầm tím ở vị trí vết thương.
- Xuất hiện các cơn đau nhói và chân không thể đi lại được.
- Chảy máu, xương nhô ra ngoài (trường hợp vết thương hở).
Giải pháp:
- Bó bột hoặc nẹp cố định để tránh làm xơ dịch phần xương khớp bị tổn thương.
- Thực hiện vật lý trị liệu giảm sưng, đau cho chân. Trường hợp tổn thương có ảnh hưởng gây vỡ mâm chày, người bệnh có thể thực hiện phục hồi chức năng vỡ mâm chày để hỗ trợ nâng tầm vận động cho chân.
- Phẫu thuật thay khớp xương nếu tình trạng xương bị biến dạng nặng.
Ở những người lớn tuổi, mật độ khoáng xương đã suy giảm đáng kể nên khi xảy ra các chấn thương dễ làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác và gây ra nhiều biến chứng kéo dài. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở người cao tuổi, gia đình nên đưa họ đi thăm khám để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Liên hệ ngay với MYREHAB MATSUOKA tại hotline 1900 3181 nếu bạn cần tư vấn chi tiết miễn phí. Khi tới MYREHAB MATSUOKA, bạn sẽ được trải nghiệm thử liệu trình phục hồi theo tiêu chuẩn Nhật Bản trên các thiết bị hiện đại và có sự đồng hành của đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên môn cao, lành nghề. Ngoài ra, bạn có thể tra cứu các thông tin sức khỏe tại website myrehab-matsuoka.com