Lưới lọc mỡ là bộ phận quan trọng trong máy hút mùi, giúp ngăn chặn dầu mỡ, hơi nóng trong quá trình nấu nướng trước khi vào trong hệ thống tránh làm hư hỏng thiết bị. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn vị trí, cấu tạo, tác dụng của lưới lọc mỡ, giúp bạn nắm rõ các thông tin, từ đó có cách sử dụng đúng đắn, hiệu quả, giúp nâng cao tuổi thọ cho máy hút mùi.
1. Vị trí của lưới lọc mỡ
Lưới lọc mỡ thường được trang bị ở phần dưới của máy hút mùi, ngay dưới motor và cánh quạt. Vị trí này cho phép lưới lọc mỡ chặn lại dầu mỡ và bụi bẩn trước khi không khí đi qua các bộ phận khác của máy hút mùi và thoát ra ngoài theo đường ống dẫn.
2. Cấu tạo của lưới lọc mỡ
2.1. Chất liệu:
Lưới lọc mỡ của máy hút mùi được làm từ 2 loại chất liệu: kim loại và nhựa tùy thuộc vào thiết kế và giá trị của từng loại máy. Cụ thể:
-
Kim loại: thường là nhôm và thép không gỉ, có độ bền cao, chịu nhiệt tốt và dễ dàng vệ sinh.
-
Nhựa: giá thành thấp, ít phổ biến hơn so với lưới lọc mỡ bằng kim loại do độ bền và khả năng chịu nhiệt kém hơn so với kim loại.
2.2. Thiết Kế:
Lưới lọc mỡ có thiết kế dạng lưới đan và tấm phẳng có khe hở tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng. Cụ thể:
-
Lưới đan: gồm nhiều lớp lưới kim loại đan chéo nhau, tạo thành các khe hở nhỏ giúp bắt giữ dầu mỡ hiệu quả, phù hợp với gia đình thường xuyên nấu các món chứa nhiều dầu mỡ, hơi nước,…
-
Tấm phẳng có khe: là dạng tấm phẳng với nhiều khe nhỏ bằng nhau, cũng có tác dụng giữ lại dầu mỡ, bụi bẩn trong quá trình nấu nướng. Tuy nhiên, khe hở của lưới lọc lớn nên chỉ phù hợp với gia đinh không thường xuyên nấu các món ăn chứa quá nhiều dầu mỡ.
3. Tác dụng của lưới lọc mỡ
3.1. Ngăn chặn dầu mỡ
Lưới lọc mỡ giữ lại dầu mỡ và các hạt bẩn từ không khí, ngăn cho chúng không trực tiếp đi vào các bộ phận bên trong của máy hút mùi và hệ thống thoát khí. Cơ chế này giúp giảm thiểu tình trạng bám bẩn và đảm bảo hiệu quả hoạt động của máy hút mùi.
3.2. Bảo vệ động cơ và cánh quạt
Việc dầu mỡ, bụi bẩn được giữ lại bên trên lưới lọc mỡ trước khi luồng khí đi vào trong máy hút mùi giúp bảo vệ động cơ quạt khỏi bụi bẩn, giảm thiểu nguy cơ hư hỏng và kéo dài tuổi thọ của máy.
3.3. Giảm nguy cơ cháy nổ:
Dầu mỡ tích tụ quá nhiều ở các ngóc ngách của căn bếp có thể trở thành nguồn gây cháy nổ khi tiếp xúc với hơi nóng và lửa từ bếp nấu. Lưới lọc mỡ sẽ giúp ngăn chặn tình trạng này bằng cách giữ lại dầu mỡ trong quá trình máy hút mùi tạo lực hút luồng khí từ không gian bếp vào thiết bị, giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.
3.4. Dễ dàng vệ sinh:
Vệ sinh tấm lọc máy hút mùi khá đơn giản, bạn chỉ cần nhấn nhẹ vào lẫy cài ở vị trí trung tâm để lấy lưới lọc ra ngoài rồi dùng dung dịch tẩy rửa và bàn chải để làm sạch là được. Việc vệ sinh định kỳ lưới lọc mỡ giúp duy trì hiệu suất hoạt động của máy hút mùi và giữ cho không gian bếp luôn sạch sẽ.
4. Bảo dưỡng và vệ sinh lưới lọc mỡ
Để máy hút mùi hoạt động luôn hiệu quả, ổn định, nâng cao tuổi thọ, bạn cần chú ý vệ sinh định kỳ và bảo dưỡng lưới lọc mỡ. Cụ thể:
4.1. Vệ sinh định kỳ:
Nên vệ sinh lưới lọc mỡ 2 tuần/ lần hoặc ít nhất 1 tháng/ lần nếu quá bận để loại bỏ dầu mỡ và cặn bẩn tích tụ cho máy hoạt động hiệu quả, đảm bảo hiệu suất hút mùi. Để vệ sinh lưới lọc mỡ nhanh chóng, dễ dàng, bạn có thể áp dụng một số mẹo tẩy dầu mỡ trên máy hút mùi như ngâm lưới lọc trong nước ấm pha xà phòng hoặc dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để làm mềm dầu mỡ, bụi bẩn rồi mới dùng bàn chải mềm để làm sạch.
4.2. Kiểm tra và thay thế:
Kiểm tra lưới lọc mỡ thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu hư hỏng hoặc các vết bẩn không thể làm sạch hoàn toàn làm cản trở hiệu suất hút của máy. Nếu lưới lọc bị hỏng hoặc quá bẩn, nên thay thế bằng lưới lọc mới để máy hút mùi luôn hoạt động ổn định.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn “tất tần tật” các thông tin về lưới lọc mỡ của máy hút mùi. Hy những nội dung chúng tôi cung cấp đã giúp bạn nắm được vị trí, cấu tạo, tác dụng của lưới lọc mỡ, từ đó có cách sử dụng máy hút mùi đúng, hiệu quả, giúp căn bếp luôn sạch sẽ, thơm tho.