Trong những năm vừa qua, xu hướng tìm kiếm việc làm marketing đang ngày càng cao hơn. Tuy vậy, vẫn chưa có nhiều bạn hiểu về các mảng trong marketing bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu về marketing gồm những mảng nào ngay sau đây nhé.
Ngành marketing là gì?
Hiện tại, có khá nhiều khái niệm về marketing mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên môi trường internet. Tuy vậy, dễ hiểu hơn, marketing là những hoạt động mà một công ty thực hiện để thúc đẩy việc mua hoặc bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Marketing bao gồm nhiều mảng khác nhau. Để có thể lựa chọn được xu hướng phát triển, bạn nên tìm hiểu về các mảng trong marketing trước khi lựa chọn ngành nghề.
Ngành marketing sẽ có mục tiêu thúc đẩy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp tốt hơn
>>>Xem thêm: TOP các Việc làm Marketing Hot nhất hiện nay
Các mảng trong marketing đầy đủ nhất
Có nhiều cách để phân tích marketing gồm những mảng nào và sẽ tùy vào mục đích phân loại. Dưới đây là phân loại các mảng trong marketing ngắn gọn và cơ bản nhất để bạn tham khảo. Bao gồm:
Mảng Creative – Sáng tạo
Creative đóng vai trò quan trọng đối và nằm trong danh sách các mảng trong marketing mà bạn nên tìm hiểu. Creative Marketing (tiếp thị sáng tạo) sẽ là sự kết hợp của nhiều hoạt động khác nhau. Ví dụ như những khẩu hiệu hấp dẫn, logo, hình ảnh thu hút, các hiệu ứng âm thanh, biểu tượng,… để tăng mức độ quan tâm của người dùng đến sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.
Một số vị trí trong mảng Creative ví dụ như:
Content Creator – Sáng tạo nội dung.
Content Marketing – Tiếp thị nội dung.
Copywriter – Sáng tạo nội dung quảng cáo.
Graphic designer – Thiết kế đồ họa (trong một số doanh nghiệp vị trí này có thể không nằm trong bộ phận marketing).
Social Media Manager – Quản lý truyền thông mạng xã hội.
Creative là một nhóm quan trọng thuộc các mảng trong marketing
Mảng Brand – Thương hiệu
Thương hiệu là mối quan hệ liên kết một tổ chức với khách hàng của mình; đó là nhận thức của khách hàng về một sản phẩm hoặc dịch vụ. Mảng marketing Brand đề cập đến quá trình quảng bá toàn bộ thương hiệu của công ty thay vì làm nổi bật các sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ. Về cơ bản, bạn có thể hiểu đây là hoạt động mà doanh nghiệp sẽ kể lại câu chuyện về dịch vụ, sản phẩm của họ bằng cách nhấn mạnh toàn bộ thương hiệu.
Khi doanh nghiệp thực hiện marketing brand mạnh mẽ, họ sẽ xây dựng nhận thức và khiến người tiêu dùng. Từ đó tăng khả năng sẽ nghĩ đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khi họ có nhu cầu. Một số vị trí điển hình trong mảng Brand Marketing như:
Brand Manager – Quản trị thương hiệu/nhãn hàng.
Product Manager – Quản lý sản phẩm.
Product Developer Manager – Quản lý và phát triển sản phẩm.
Mảng Research – Số liệu
Khi dữ liệu đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, Marketing Research là một yếu tố mà bạn nên quan tâm khi tìm hiểu về các mảng trong marketing là gì. Marketing Research đề cập đến quá trình một tổ chức thu thập thông tin về khách hàng lý tưởng và thị trường lớn hơn để thông báo chiến lược tiếp cận thị trường của tổ chức. Quá trình này có thể bao gồm cả những thông tin về khách hàng ở hiện tại và quá khứ.
Marketing Research ngày càng hữu ích hơn và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Một số vị trí trong mảng Marketing Research mà bạn có thể tham khảo như:
Product Positioning Research – Nghiên cứu định vị sản phẩm.
Marketer Research – Nghiên cứu thị trường tiếp thị.
Marketer Analyst, Business Analyst.
Mảng PR – Public Relation
PR – Public Relation (quan hệ công chúng) là tập hợp các hoạt động, kỹ thuật, chiến lược liên quan đến quản lý cách thông tin về một cá nhân, tổ chức được phổ biến đến công chúng. Đặc biệt, PR – Public Relation mang nhiều ý nghĩa liên quan đến truyền thông hơn. PR sẽ khác biệt với quảng cáo bởi nó sẽ thể hiện hình ảnh con người, thương hiệu theo những cách tự nhiên nhất.
Một số vị trí liên quan đến PR – Public Relation mà bạn có thể tham khảo như:
Nhân viên PR – quan hệ công chúng.
Nhân viên truyền thông.
Nhân viên truyền thông nội bộ.
Mảng Trade Marketing
Trade Marketing – tiếp thị thương mại là những hoạt động, chiến lược nhằm đưa các sản phẩm của doanh nghiệp đến các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại,… để phân phối đến tay người dùng cuối. Đây là một hình thức marketing B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp). Không giống như những hình thức marketing khác, Trade marketing tập trung vào việc thiết lập mối quan hệ bền vững với các đối tác trong chuỗi cung ứng.
Một số vị trí thuộc mảng Trade Marketing bao gồm như:
Trade Marketing Executive – Chuyên viên Trade Marketing.
Trade Marketing Assistant Manager – Trợ lý Trưởng phòng Trade Marketing.
Trade Marketing Manager – Trưởng phòng/Quản lý bộ phận Trade Marketing.
Trade Marketing là hình thức tiếp thị giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các mảng trong marketing là gì. Bên cạnh đó, nếu bạn cũng đang tìm kiếm việc làm marketing, hãy truy cập ngay vào Viecmarketing để tiếp cận với nhiều tin tuyển dụng và cơ hội việc làm hấp dẫn hơn nhé. Ngoài ra, đây cũng là một trong những Blog cung cấp nhiều kiến thức liên quan đến lĩnh vực marketing bổ ích mà bạn có thể tham khảo.