Bình Định đang là điểm đến của các bạn trẻ khi du lịch. Nét đẹp du lịch Bình Định được yêu thích bởi nét hoang sơ và được nhân tạo nhiều bởi con người, tạo cảm giác gần gũi với con người. Một điểm đến bạn không thể bỏ qua khi đến Bình Định đó là đầm Thị Nại. Một điểm du lịch ngây ngất lòng người.
Sơ lược về đầm Thị Nại
Đầm Thị Nại có diện tích tự nhiên khoảng 5.000 ha, chiều dài hơn 15 km, chiều ngang chỗ rộng nhất gần 5 km. Đầm từng mang tên gọi của một địa danh Chàm, nguyên gốc tiếng Phạn là Cri Vinaya đã được phiên âm qua tiếng Hán thành Thị-lị-bì-nại. Ngoài ra, đầm còn có các tên khác là Hải Hạc đầm, hoặc đầm Biển Cạn.
Khám phá đầm Thị Nại
Lịch sử đầm Thị Nại
Từ lâu, vẻ đẹp của đầm Thị Nại đã khiến biết bao nhiêu trái tim “thổn thức”, “rung động”, để rồi bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của Bình Định cũng không “chừa” nơi này ra được Đứng trên cầu Thị Nại nhìn ra hướng cửa biển, phong cảnh đẹp hữu tình nhưng mấy ai biết nằm dưới đáy vịnh là di cốt của biết bao người lính của hai bên đã ngã xuống và yên giấc ngàn thu. Đầm Thị Nại, xưa tên Hải Hạc Đàm, là một vịnh biển ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Xưa kia, nơi đây diễn ra trận thủy chiến kinh hồn giữa quân Gia Định của Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) và thủy quân Tây Sơn.
Với mong ước chuyên chở những kiến thức lịch sử đến với mọi người một cách sinh động và dễ hiểu, tôi đã cố gắng tìm hiểu, tập hợp thông tin để viết về trận Thủy chiến Thị Nại này. Việc tái hiện lại bối cảnh lịch sử của một trận chiến diễn ra cách đây hơn 200 năm không phải là một việc dễ dàng. Các sử liệu chính thống và những nguồn tài liệu khác nhau như những lát cắt phản ánh một mặt nào đó của lịch sử, do đó nếu nghiên cứu chúng một cách riêng rẽ, người đọc sẽ khó hình dung được bối cảnh lịch sử một cách tổng quát và trọn vẹn. Chưa kể sách sử Việt Nam có truyền thống chỉ ghi chép một cách vắn tắt, thậm chí còn mâu thuẫn nhau. Mục tiêu của tôi khi soạn bài này là xâu chuỗi các nguồn sử liệu ấy thành một thể thống nhất, đồng thời vận dụng suy luận logic để mô tả trận chiến một cách chân thực và dễ hiểu nhất.
Vào đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), người con thứ tám của Lý Thái Tổ là Lý Nhật Quang đem thủy binh vào cửa Thị Nại, đóng binh dưới núi Phương Mai, được vua Chiêm Thành ngự giá nghênh kiến. Tháng giêng năm Đinh Tỵ (1377) Trần Duệ Tông cho quân tiến vào cửa Thị Nại và kéo lên đánh thành Đồ Bàn. Bị Chế Bồng Nga lập mưu tiêu diệt gần hết tướng sỹ. Duệ Tông bị hãm trong trận, cùng các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Lạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh đều tử trận. Năm Quý Mùi (1403), quân Hồ Hán Thương lại vào Thị Nại để đánh Đồ Bàn, nhưng không thắng
Năm Canh Thìn (1470), vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm 20 vạn tinh binh vào đánh Thị Nại. Quân Chiêm Thành chống giữ kịch liệt, vua Chiêm Thành là Trà Toàn phải bỏ Thị Nại, rút quân về giữ thành Đồ Bàn. Quân của vua Lê Thánh Tông hạ thành Đồ Bàn, giết 40.000 người, bắt Trà Toàn và hơn 30.000 tù nhân, kết thúc triều đại thứ mười bốn của Chiêm Thành.
Từ thời Lê Thánh Tông đến thời chúa Nguyễn Phúc Thuần, gần 300 năm (1470-1744), biển Thị Nại được gió yên sóng lặng. Năm Nhâm Tí (1792). Quân Nguyễn Ánh cùng tướng Pháp là Dayot và Vannier, tục gọi là Nguyễn Văn Phấn, Nguyễn Văn Chấn dùng hỏa công đốt cháy thủy trại Tây Sơn. Nguyễn Ánh đổ bộ, song liền đó bị quân Tây Sơn ở thành Quy Nhơn (thành Đồ Bàn cũ) kéo xuống đánh lui. Nhưng năm Ất Dậu, quân Pháp đổ bộ lên Thị Nại, quân Đại Nam không chống cự nổi phải đầu hàng. Thực dân Pháp dùng thành Thị Nại làm lỵ sở và đổi tên là Quy Nhơn (tên cũ thời vua Lê – chúa Trịnh và chúa Nguyễn). Những cơ sở quân sự của nhà Nguyễn ở Thị Nại từ khi quân Pháp chiếm đóng đều bỏ hoang. Đến triều Thành Thái (1889-1907) mới triệt hạ. Ngoài những dấu mốc lịch sử vừa kể trên thì đầm Thị Nại còn gắn liền với hàng loạt cột mốc lịch sử quan trọng khác.
Vẻ đẹp ngây ngất lòng người của đầm Thị Nại
Đến đầm Thị Nại, du khách có cơ hội lênh đênh trên chiếc thuyền nhỏ, dập dờn xuôi cùng sóng nước, nhìn ngắm khung cảnh bao la của đầm và khám phá cuộc sống ngư dân với nhiều trải nghiệm thú vị.
Trong quần thể này có khu sinh thái Cồn Chim – ‘lá phổi xanh của Quy Nhơn’. Cồn chim rộng gần 1.000 ha, là nơi tập trung hệ sinh thái rừng ngập mặn và thảm cỏ biển có tới 25 loài, hệ động vật có 64 loài phù du, 76 loài cá, có hàng trăm loài chim, trong đó 23 loài thuộc nhóm chim nước và chim di cư, 10 loài chim rừng.
Trong đầm còn có một núi nhỏ, trên có ngôi miếu nhỏ do dân chài lập ra để thờ thủy thần, hình dáng núi tựa như một ngôi tháp cổ, gọi là tháp Thầy bói.
Có người kể rằng nơi đây đã từng xuất hiện tháp do một ông thầy bói xây nên. Sau khi ông qua đời, không ai coi sóc nên tháp đã bị gió bão phá sập. Nhưng cũng có giả thuyết cho rằng nơi đây vốn không có tháp. Gọi là tháp chẳng qua vì khóm đá trông xa hình thuôn như cái tháp mà thôi, còn Thầy Bói là tên một giống chim ăn cá, ngoài Bắc gọi là chim Bói Cá.
Bắc ngang qua đầm là cầu Thị Nại – cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam. Cầu Thị Nại nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội).Từ nơi này du khách có thể thưởng ngoạn trọn vẹn phong cảnh của đầm Thị Nại với nhiều góc độ khác nhau.
Đầm Thị Nại không chỉ đa dạng địa hình, cảnh quan tươi đẹp mà cũng sở hữu nguồn tài nguyên quý giá do thiên nhiên ban tặng. Nơi đây có nhiều loài tôm cá nước ngọt, nước lợ, cua biển, hàu, ốc có thể đánh bắt quanh năm. Trên đầm, lúc nào cũng có những ngư dân với chiếc thuyền nhỏ hoặc xuồng máy làm nghề đánh bắt truyền thống như nghề giăng đăng, nghề chồi rế, trủ ngao…
Loài hải sản đặc trưng ở đầm là cá, nhất là cá Nục. Có hai loại cá Nục: Nục Vọng và Nục Gai. Cá không chỉ chế biến các món ăn chính, người ta còn đem phơi khô, làm mắm. Đến thăm Bình Định su khách đừng quên mua nước mắm Gò Bồi – thứ mắm làm từ cá Nục Thị Nại về làm quà.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về văn hóa, nếp sống của người dân ven đầm Thị Nại, du khách nhất định phải ghé qua để nghe kể về câu hò Bả trạo, còn gọi là hò Đưa linh. Đây là điệu hò rước hồn các Đức ông (cá voi) cùng với những người chết do sông nước trở về. Bả trạo thể hiện nét sinh hoạt, lao động của ngư dân như chèo thuyền, kéo lưới, đồng thời phản ánh đời sống tinh thần của ngư dân, tạo thành bản sắc riêng của một vùng văn hóa “ra khơi vào lộng” đặc sắc.