Khi nuôi một em bé, áp lực kinh tế cho mẹ là rất lớn do có rất nhiều khoản cần phải chi tiêu như quần áo, sữa, đồ chơi, y tế… Trong đó, chi phí mua bỉm cho bé là khoản chi không thể tránh khỏi và rất tốn kém. Vậy làm sao để mẹ tiết kiệm được khoản chi phí này mà vẫn đảm bảo mua được bỉm tốt cho con? Tham khảo ngay những tip dưới đây nhé!
1. Chi phí mua bỉm cho bé cần bao nhiêu?
Nhu cầu tã bỉm thay đổi dần theo độ tuổi của bé, nhiều nhất là khi mới sinh và giảm dần khi bé lớn lên. Giá của các loại bỉm sử dụng cho từng giai đoạn phát triển của bé cũng khác nhau, do đó chi phí mua bỉm sẽ có sự chênh lệch giữa các độ tuổi. Ngoài ra, chi phí phải bỏ ra cũng sẽ có thay đổi tùy vào nhu cầu sử dụng, nhãn hiệu bỉm mẹ lựa chọn và giá cả thị trường tại từng thời điểm.
Bảng thống kê chi phí mua bỉm giai đoạn từ 0 – 1 tuổi của bé:
Độ tuổi của bé |
Nhu cầu tã bỉm/ngày (miếng) |
Giá bỉm trung bình/miếng (VNĐ) |
Chi phí/tháng (VNĐ) |
Sơ sinh |
10 – 12 |
~ 1.500 – 3000 |
~ 500.000 – 1.000.000 |
1 – 5 tháng |
8 – 10 |
~ 3.000 – 7.000 |
~ 700.000 – 2.000.000 |
5 – 9 tháng |
8 |
~ 3.000 – 7.000 |
~ 700.000 – 1.700.000 |
9 – 12 tháng |
7 |
~ 5.000 – 9.000 |
~ 900.000 – 2.200.000 |
Sau 1 tuổi, các bé thường sẽ được tập ngồi bô nhiều hơn nên mẹ có thể tiết kiệm đáng kể chi phí mua bỉm. Tuy tốn kém nhưng mẹ cũng sẽ cắt bớt được khoản chi phí này khi bé được 18 đến 24 tháng tuổi và sẵn sàng ngừng đóng bỉm.
Chi phí mua bỉm sẽ thay đổi theo độ tuổi của bé
2. Tips mua bỉm tiết kiệm cho mẹ
Để tiết kiệm ngân sách cho các nhu cầu khác của bé, mẹ có thể tham khảo những tip mua bỉm tiết kiệm sau đây:
-
Thay tã giấy bằng tã vải trong giai đoạn sơ sinh: Tã vải có giá cả phải chăng và có thể tái sử dụng nhiều lần nên kinh tế hơn so với tã giấy, miếng lót sơ sinh nếu mẹ có đủ thời gian để kiểm soát việc thay tã của bé.
-
Dùng kết hợp hai loại bỉm cho bé: Các sản phẩm tã dán thường có giá rẻ hơn so với tã quần cùng size. Vì vậy, mẹ có thể tiết kiệm bằng cách kết hợp dùng cả 2 loại bỉm này (tã dán vào lúc bé ngủ, tã quần khi bé vận động chạy chơi) thay vì chỉ dùng tã quần. Mẹ có thể tham khảo và lựa chọn một số loại tã dán giá rẻ phổ biến hiện nay tại bài viết Tã dán loại nào rẻ nhất?
-
Chọn bỉm theo giai đoạn phát triển của bé: Việc chọn bỉm theo giai đoạn phát triển giúp bé luôn thoải mái và đảm bảo bỉm thấm hút tốt nhất. Bên cạnh đó, miếng lót rẻ hơn tã dán và tã quần sẽ có giá cao nhất. Do đó, việc chọn tã theo giai đoạn giúp mẹ tiết kiệm chi phí hơn.
-
Cân đối giữa giá thành và chất lượng: Cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí mua bỉm không phải chỉ đơn giản là chọn sản phẩm càng rẻ càng tốt. Vì nhiều sản phẩm giá thấp có chất lượng kém, làm từ thành phần không an toàn có thể gây hại cho làn da con, dẫn đến tốn kém chi phí khám chữa. Mẹ nên cân đối giữa mức giá và chất lượng sản phẩm, nếu muốn tiết kiệm mẹ vẫn có thể chọn các thương hiệu bỉm bình dân với chất lượng vừa phải nhưng đã được kiểm chứng rõ ràng. Mẹ có thể tham khảo một số loại bỉm rẻ và tốt cho bé tại đây.
-
Mua số lượng bỉm vừa đủ dùng trong 1 tháng: Trong năm đầu tiên em bé lớn rất nhanh và size bỉm cần dùng có thể thay đổi liên tục. Mẹ nên mua bỉm đủ dùng để kịp thời thay đổi size bỉm cho bé để tránh lãng phí.
-
Cập nhật các chương trình khuyến mãi của các thương hiệu, săn sale trên các trang thương mại điện tử: Các thương hiệu bỉm thường có rất nhiều chương trình cộng miếng, combo giảm giá nên sẽ giúp mẹ đỡ tốn kém hơn rất nhiều.
Mẹ có thể lựa chọn các thương hiệu bình dân có chất lượng phù hợp và săn sale để mua bỉm bớt tốn kém hơn
Chi phí cho bỉm tã tuy là một trong những khoản khiến mẹ đau đầu nhất khi nuôi con nhưng mẹ hoàn toàn có thể tiết kiệm được. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp mẹ tiết kiệm chi phí mua bỉm cho bé một cách hợp lý sẽ giúp mẹ giảm bớt áp lực về kinh tế và dành tiền cho những nhu cầu khác giúp phát triển bé tốt hơn.