Quản lý cửa hàng là vị trí quyền lực có vai trò quan trọng cho hoạt động kinh doanh tại cửa hàng. Vậy quản lý cửa hàng là gì? Công việc của quản lý cửa hàng là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Quản lý cửa hàng là gì?
Quản lý cửa hàng hay còn gọi cửa hàng trưởng là người đứng đầu trong bộ phận kinh doanh tại cửa hàng. Vị trí này chịu trách nhiệm quản lý công việc, xử lý các vấn đề của cửa hàng từ quản lý nhân sự, hàng hóa, hoạt động kinh doanh,…với mục đích phát triển thương hiệu, thu hút khách hàng và gia tăng doanh số bán hàng. Cửa hàng trưởng được quyền kiểm soát quản lý, điều hành và là người xử lý chịu trách nhiệm với các sự cố của cửa hàng.
>> Tham khảo thêm bài viết: Quản lý cửa hàng là gì? Bảng mô tả công việc quản lý cửa hàng
Công việc của quản lý cửa hàng là gì?
Cửa hàng trưởng có trách nhiệm quản lý các hoạt động thu hút, kinh doanh và tăng doanh số của cửa hàng. Cụ thể, công việc của quản lý cửa hàng gồm
Quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng
Trong cửa hàng kinh doanh sẽ có nhiều nhân viên chuyên trách các công việc khác nhau và quản lý cửa hàng là người chịu trách nhiệm và điều phối nhân sự. Quản lý sẽ sắp xếp lịch làm việc, phân chia công việc phù hợp, tiến hành kiểm tra đánh giá năng lực của nhân viên, đưa ra các phương án đào tạo nâng cao năng lực cho nhân viên, tổ chức các cuộc họp, báo cáo kết quả công việc,…
Đào tạo huấn luyện nhân viên
Quản lý cửa hàng là người có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt. Để đội ngũ nhân sự trong cửa hàng hoàn thiện năng lực làm việc của mình thì việc đào tạo rất cần thiết. Bởi vậy, công việc của quản lý cửa hàng còn là trực tiếp đào tạo, hướng dẫn nhân viên về kiến thức sản phẩm, quy trình và nghiệp vụ của nhân viên bán hàng.
Giám sát quản lý quy trình bán hàng
Quản lý cửa hàng cần nắm rõ hoạt động kinh doanh và doanh thu bán hàng mỗi ngày để có những điều chỉnh phù hợp với khách hàng thúc đẩy doanh số cho cửa hàng. Bên cạnh đó, quản lý cửa hàng sẽ chỉ đạo, giám sát quá trình bày trí cửa hàng một cách khoa học và có tính thẩm mỹ. Việc bày biện trong cửa hàng là một hình thức marketing hiệu quả góp phần kích thích nhu cầu mua sắm sản phẩm của khách hàng.
Phối hợp với các bộ phận liên quan để phát triển doanh nghiệp
Quản lý cửa hàng sẽ phối hợp với các bộ phận phòng ban liên quan để cập nhật thông tin, chiến dịch marketing, chương trình khuyến mãi,… Từ đó có sự điều phối, sắp xếp cửa hàng phù hợp với phương hướng đường lối của doanh nghiệp
Nghiên cứu thị trường và khảo sát khách hàng
Quản lý cửa hàng là người làm việc trực tiếp với khách hàng, nắm rõ các thông tin về xu hướng thị trường. Bởi sự am hiểu này mà quản lý cửa hàng thường xuyên được phân công thực hiện các bài khảo sát nghiên cứu, phân tích về thị trường cũng như xu hướng tiêu dùng của khách hàng.
Lập báo cáo kinh doanh và kế hoạch bán hàng
Cũng như các vị trí quản lý khác, cửa hàng trưởng sẽ lập báo cáo kết quả kinh doanh tại cửa hàng cho cấp trên. Quản lý cửa hàng sẽ báo cáo về doanh số, số lượng hàng xuất nhập, hàng tồn kho, sản phẩm nào đang có doanh số tốt và sản phẩm nào đang tồn kho,.. Từ tổng hợp báo cáo đó đưa ra kế hoạch bán hàng để thúc đẩy doanh số và hạn chế số lượng hàng tồn kho.
Thực hiện các công việc khác
Bên cạnh các công việc chính ở trên thì quản lý cửa hàng sẽ đảm nhiệm các hoạt động như
- Giải quyết khiếu nại của khách hàng, khắc phục sự cố xảy ra tại cửa hàng.
- Tham gia hoạt động tuyển dụng nhân sự trong cửa hàng
- Tham gia các chương trình giảm giá, ưu đãi cho khách hàng của công ty
- Thực hiện các công việc liên quan theo chỉ thị của cấp trên
Kỹ năng cần có để làm quản lý cửa hàng
Quản lý cửa hàng là vị trí có chức vụ và mức lương cao trong cửa hàng. Để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng quản lý cửa hàng tại các doanh nghiệp ngoài trình độ kiến thức chuyên môn, thâm niên kinh nghiệm lâu dài thì kỹ năng là điều không thể thiếu. Những kỹ năng cần có để trở thành quản lý cửa hàng gồm
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
- Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm
- kỹ năng xử lý vấn đề, sự cố
- Kỹ năng lãnh đạo, quản trị xung đột
- Kỹ năng đào tạo và tư duy phản biện
- Khả năng tự học, trau dồi kiến thức cho bản thân
>>> Xem thêm: Tìm việc làm Quản Lý Cửa Hàng
Trên đây là những thông liên quan đến quản lý cửa hàng là gì? Chi tiết công việc và kỹ năng cần có ở một quản lý cửa hàng. Qua đây hy vọng các bạn hiểu rõ hơn về vị trí việc làm quản lý cửa hàng và có định hướng tốt nhất về công việc của mình .