Mị Hoàng Thuỳ Linh hiển linh, ‘Vợ nhặt’ được chọn làm đề thi tham khảo Văn THPT Quốc gia 2019

Rate this post

Sáng nay (25/6) các thí sinh đã hoàn thành xong bài thi môn Ngữ Văn với thời gian làm bài là 120 phút. Đáng nói, tác phẩm nằm trong đề thi Ngữ Văn năm nay được chọn tham khảo cấu trúc đề là Vợ Nhặt, 1 phân cảnh trong MV của nữ ca sĩ Hoàng Thùy Linh.

Theo đó, trước ngày diễn ra kỳ thi THPT Quốc gia 2019, cộng đồng mạng dậy sóng bởi MV “Để Mị nói cho mà nghe” của nữ ca sĩ Hoàng Thùy Linh, không chỉ bởi sự đáng yêu trong từng câu từ, hình ảnh mà ngay cả cốt truyện của MV cũng thu hút được sự chú ý từ các sĩ tử đang trong giai đoạn chuẩn bị cho kỳ thi. Theo đó, nội dung của MV nhắc đến những tác phẩm nổi tiếng trong kho tàng “vũ trụ văn học” Việt Nam, trong đó có tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

Và sáng nay Bộ Giáo dục cũng đã đưa tác phẩm Vợ nhặt vào trong đề thi tham khảo môn Ngữ Văn THPT Quốc gia. Câu phân tích về tâm lí nhân vật Vợ Nhặt đã chiếm trọn 5 điểm trong đề. Những ai là fan của Hoàng Thuỳ Linh, hay đơn giản đã xem qua lời tiên tri của Mị trong MV ‘Để mị nói cho mà nghe’ chắc chắn sẽ rất hồi hộp vì không biết đề chính thức có như vậy không.

Cụ thể đề thi Ngữ Văn THPT 2019:

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:
“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”
Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.
(John C. Maxwell – Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động – Xã hội, 2015, tr.130)

Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.
Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”
(Kim Lân – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)
Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

Nguồn Saostar

Next Post

Bài Viết Nổi Bật