Ở Huế nét văn hóa ẩm thực cung đình sang trọng hòa quyện vào văn hóa ẩm thực bình dân, mộc mạc sẽ khiến cho du khách được tận hưởng những điều đặc sắc nhất của ẩm thực đất cố đô. Vậy nếu có dịp du lịch tới đây, đặc sản Huế bạn sẽ nên ăn gì và chọn mua gì về làm quà tặng người thân?
Đến Huế ăn gì? Đặc sản Huế
Cơm hến
Một món ăn dân dã, rất đỗi bình thường nhưng đó lại là một đặc sản không thể không ăn nếu có dịp du lịch Huế. Cơm hến có mặt khắp nơi ở Huế từ ngõ phố tới xóm quê, từ nơi giàu sang đến quê nghèo, giản dị thôi mà đậm đà hương vị Huế.
Cơm hến được làm từ cơm gạo trắng nấu lên, để nguội. Người ta lấy thịt hến đã nấu chín, thêm chút tóp mỡ, các loại gia vị va thêm chút rau sống, lạc rang giã nhỏ nữa là xong một suất cơm hến. Giá cơm hến thì rất rẻ, chỉ từ 10.000 – 15.000đ/ bát thôi nên ai ai cũng ăn được.
Xem thêm: Top 20 bộ phim tình cảm hay nhất mọi thời đại
Cơm hến – đặc sản Huế nhất định bạn phải thưởng thức khi đến Huế
Cơm hến ở Huế có rất nhiều quán bán, từ quán vỉa hè đến những quán hàng sang trọng nhưng ngon nhất và được người Huế ca ngợi nhất là cơm hến được bán ở Cồn Hến. Đó là quán chị Nhỏ trên đường Phạm Hồng Thái, bạn nếu đến Huế hãy ghé thử quán ăn này ăn thử món cơm hến nổi tiếng này nhé!
Bún bò Huế
Phải khẳng định chắc chắn rằng bún bò Huế đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành trên mọi miền đất nước nhưng sẽ chẳng ở đâu bún bò ngon đúng vị và đậm chất Huế như ăn ở Huế cả. Bún bò Huế là món ăn, là đặc sản Huế nổi tiếng khắp cả nước, cũng có thể bạn đã từng ăn ở một nơi nào đó rồi nhưng nếu đến du lịch Huế, nhất định bạn phải thưởng thức bún bò Huế chính gốc, để cảm nhận sự khác biệt trong hương vị truền thống ấy.
Bún bò là đặc sản Huế đã được ghi danh vào sách kỷ lục châu Á năm 2016
Hình thức tô bún cũng đơn giản, chẳng cầu kỳ: những sợi bún nhỏ màu trắng, một miếng giò heo đầy đủ da, nạc, xương, thêm vài lát thịt bò thái mỏng để lộ những đường gân trắng đỏ, nước bún trong và điểm xuyết là những cọng hành ngò màu xanh. Tất cả chỉ đơn giản thế nhưng hòa quyện lại vơi nhau thì lại cho thực khách cảm nhận được hương vị tuyệt vời, được coi như “mỹ vị nhân gian”.
Ngon nhất ở tô bún bò có lẽ là nước bún. Nước bún nấu từ xương bò được hầm thật kỹ trong lửa nhỏ, ngọt thanh mà không nổi nhiều váng mỡ. Gia vị chủ chốt của nước bún là sả và ruốc vùng biển Thuận An tạo nên vị ngọt, thơm hiếm có chỉ ở riêng tô bún bò mới có.
Bánh canh Nam Phổ
Không thua kém gì bún bò Huế, nhiều người đã rất tự hào khi nói về mó bánh canh Nam Phổ là món ngon nổi danh thiên hạ của xứ Huế. Dù có đi xa tận đâu, người Huế vẫn cứ nhớ, cứ tự vào về món ăn giản dị, bình dân nhưn cũng đầy tinh tế của mảnh đất cố đô này.
Bánh canh Nam Phổ là món ăn có từ lâu đời với hương vị truyền thống được gìn giữ ở làng Nam Phổ
Bánh canh Nam Phổ là một món ăn gia truyền của làng Nam Phổ ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế, thường được bán rong trên những gánh hàng của các mẹ, các chị ở rất nhiều những con phố. Chẳng biết có tự bao giờ, chỉ biết rằng ở làng Nam Phổ, đã có những gánh bánh canh được truyền lại cho 3, 4 đời con cháu về sau.
Bánh canh Nam Phổ được chế biến khá tỉ mỉ và tốn thời gian. Sợi bánh canh được làm từ bột gạo và bột lọc, đem chưng hấp cách thủy rồi đánh đều, ria xuống nồi nước đang sôi tạo thành từng sợi tròn dài, trắng tinh, mịn màng.
Nước lèo được nấu từ tôm và cua tươi nên vừa thơm, vừa ngọt tự nhiên, nhân bánh làm từ tôm và thịt ba chỉ vừa đủ độ béo, độ ngọt đậm đà. Màu trắng của bánh canh, màu đỏ của tôm, mùa xanh của chút hành thái nhỏ, thêm một chút ớt xắt lát tạo nên bát bánh canh vừa nhiều màu sắc vừa cực kỳ thơm ngon.
Bánh canh Nam Phổ ngon nổi tiếng ở số 374 Chi Lăng, giá chỉ từ 10.000 – 30.000đ/ bát và nhiều quán nhỏ trong chơ Đông Ba và một số gánh hàng rong thi thoảng bạn vẫn gặp trên những con phố của đất Huế.
Chè hẻm
Du lịch Huế, bạn sẽ bắt gặp khắp những con phố, từ đường lớn đến hẻm nhỏ đều có những quán chè, mà đa phần là những gánh chè rong. Chẳng có tên tuổi, chẳng có biển hiệu, người ta gọi chung tất cả những quán chè đó là chè hẻm.
Nằm trong những con ngõ nhỏ là rất nhiều những quán chè hẻm, với hật nhiều những loại chè khác nhau với đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng cực kỳ bắt mắt
Nào chè bắp thơm ngát mùi sữa bắp non ở cồn Hến, nào chè đậu ván, đậu ngự, đậu đen vừa ngậy vừa bùi, nào chè khoai môn dẻo dẻo, thơm thơm, chè đậu xanh mát lành, chè hạt sen long mãn thanh mát… món nào cũng ngon, cũng ngọt, cũng thơm như tấm lòng người xứ Huế.
Chè Hẻm chính gốc chính là ở trong ngách K29/1 đường Hùng Vương, có quán chè đã hàng chục năm nay vẫn nằm bình lặng trong con hẻm nhỏ ấy. Cả quán chè Tý ở đường Trần Phú, quán chè đường Trương Định,… cũng đều là những quán chè nhỏ được nhiều người biết đến. Mỗi cốc chè chỉ 5 – 6 ngàn đồng, thế mà thực khách ăn rồi chỉ cứ muốn ăn thêm cho đến khi cứng bụng mới thôi.
Bánh nậm, bánh bèo, bánh khoái
Huế có rất rất nhiều món bánh hấp dẫn, nếu có dịp đến Huế du lịch, bạn hãy thưởng thức một vài món bánh rất nổi tiếng ở Huế nhé! Các quán bánh ở Huế thường có rất nhiều món bánh ngon, mỗi loại bánh là một hương vị khác nhau, thể hiện sự tinh tế, cầu kỳ khác nhau nhưng điểm chung đều khiến du khách vô cùng thích thú.
Bánh bèo làm từ bột gạo được hấp chín, đựng trong từng chén nhỏ, bên trên răc một ít tôm cháy và tóp mỡ, được chấm cùng với nước chấm được pha khá cầu kỳ từ nước mắm, đường, chanh, tỏi ớt. Nước chấm hông mặn cũng không nhạt, vị ngọt vừa phải làm dậy lên vị của bánh bèo rất thơm ngon. Bánh bèo mỗi chén nhỏ chỉ ăn một hai miếng là hết, bạn có thể một mình ăn tới mấy chục chén bánh bèo cơ đấy!
Bánh bèo chén nhỏ nhỏ, xinh xinh thực khách có thể ăn tới vài chục chén
Bánh nậm cũng là một loại bánh dân dã, được làm từ bột gạo, vừa ngon vừa lành lại rẻ, ai cũng mua được, ăn được. Bánh nậm ở Huế tùy theo khẩu vị người ăn mà có cả loại bánh chay và bánh mặn. Bánh nậm chay nhân chỉ có đậu xanh, còn nhân mặn thì có nhân tôm, nhân thịt đều rất ngon.
Bánh nậm cũng được ăn cùng nước mắm ớt pha loãng, có chút cay, chua ngọt ăn rất thơm, béo và bùi, là món ăn vặt khoái khẩu của người Huế và rất nhiều du khách khi đến đây
Bánh khoái ở Huế có rất nhiều quán bánh khoái nổi tiếng như Đông Ba, Kim Long, Vĩ Dạ, Thượng Tứ…, đây là món quà vặt rất ngon, là một đặc sản bình dân được người Huế và cả những du khách yêu thích từ lần đầu thưởng thức.
Bánh khoái giọn rùm, thơm lừng, nhân bên trong vừa chín tới được ăn kèm rau sống và nước chấm là món khoái khẩu của rất nhiều người
Có nhiều nét tương đồng với bánh xèo, bánh khoái cũng có phần vỏ bánh vàng ươm, được chiên giòn tan, nhân bên trong gồm tôm, thịt, giá đỗ, giò sống, được ăn cùng rau sống và một loại nước chấm khá đặc biệt Nước chấm được pha cầu kỳ với nhiều nguyên liệu như tương, đậu phộng, mè rang, gan heo, thịt heo, nước ruốc… rất đặc trưng và ấn tượng.
Vả trộn
Một đặc sản cũng rất ngon của Huế đó là món vả trộn. Hầu hết thì mọi người thấy lạ với món ăn này nhưng với người Huế, đó lại là một món ăn rất quen thuộc, nhất là ở miền thôn quê.
Quả vả không khác gì quả sung, vỏ xanh, ruột trắng, lòng hồng nhưng vị quả vả bùi và thơm hơn chứ không chát như sung. Quả vả dưới bàn tay của những người phụ nữ Huế khéo léo, đã chế biến thành những món ăn dân dã mà thơm ngon, trong số đó là món vả trộn.
Quả vả xanh được làm sạch, luộc kỹ, gọt vỏ rồi thái mỏng, sau đó vắt khô nước rồi đem trộn chung với tại heo, da heo, tôm, đậu phộng, rau thơm, thêm chút gia vị rồi bẻ một miếng bánh tráng mè giòn xúc vả trộn để ăn. Đó là cách ăn thú vị nhất, ngon nhất và hấp dẫn nhất để thưởng thức vả trộn, một đặc sản xứ Huế nhất định bạn phải ăn thử nếu có dịp du lịch Huế.
Đến Huế mua đăc sản gì về làm quà?
Mè xửng
Đến Huế nhất định phải mua mè xửng về làm quà, điều này tất cả các du khách đến Huế đều nhớ. Như một thương hiệu lâu năm, người ta nghe đến mè xửng thì nhớ ngay đến Huế, nhớ ngay một hương vị kẹo thơm ngon, ngọt bùi hiếm thấy. Giống như cơm hến, bún bò, mè xửng từ lâu đã trở thành một nét văn hóa rất riêng của Huế.
Mè xửng có vị giòn bùi của lạc, vị thơm của mè, vị ngọt lim cửa đường, mạch nha hòa quyện vào với nhau, vừa dẻo, vừa thơm, vừa ngọt, vừa bùi đó là những gì mà người ăn cảm nhận được mỗi lần nhâm nhi một chiếc kẹo mè xửng Huế.
Ai đã đến Huế, dù ít dù nhiều cũng mang về cho mình một vài gói mè xửng làm quà, để biết rằng mình đã từng đến Huế, từng sống trong những nét đẹp của văn hóa Huế
Nón bài thơ
“Trở lại Huế thương, bài thơ khắc trong chiếc nón, em cầm trên tay ra đứng bờ sông…” Câu hát về Huế thương thân thuộc ấy để nói về chiếc nón bài thơ giản dị mà mộng mơ ấy, biểu trưng cho vẻ đẹp dịu dàng của người con gái Huế, biểu trưng cho vẻ đẹp của xứ Huế mộng mơ.
Chiếc nón lá trắng tinh được vẽ lên đó là hình ảnh người con gái thướt tha, là dòng sông Hương, là núi Ngự Bình, là chùa Thiên Mụ… những cảnh đẹp rất thơ ở xứ Huế.
Một vài chiếc nón lá mua về tặng người thân chắc chắn là món quà rất ý nghĩa mà bạn dành tặng mẹ, tặng chị, những người phụ nữ thân thiết của mình. Chắc chắn ai cũng sẽ yêu thích món quà tuyệt vời này.
Kẹo cau
Đến Huế mà không nghe kể về kẹo cau, kẹo gừng, lúc về mà không xách theo mấy gói kẹo này về thì chuyến đi Huế của bạn đã bị mất đi một phần nào phong vị rồi đấy.
Kẹo cau là loại kẹo bình dân, rẻ tiền, nhìn trông như quả cao bổ sáu khá đẹp mắt và thú vị
Kẹo cau màu ngà ngà vàng, thoang thoảng là mùi thơm của gừng, vị ngọt, vị bùi tan vào đầu lưỡi, ăn một lần ở Huế, có khi về đến Hà Nội vẫn cứ thấy ngọt ngào ở trên môi.
Tôm chua Huế
Tôm chua Huế là một món ăn tuy bình dị nhưng vẫn mang đủ nét tinh tế của người Huế trong cách chế biến. Không phải là những con tôm biển to mà tôm để làm chua là những con tôm đồng, tôm sông, tôm đất không quá to, chẳng quá nhỏ, vừa đủ để ngấm đều gia vị, vừa đủ một miếng ăn nhỏ nhẹ như cách của người Huế.
Tôm chua để ăn với cơm nóng, thịt luộc, bánh tráng và nhiều cách khác đều rất ngon miệng
Tôm chua được trộn đều với nhiều loại gia vị như mắm, muối, ớt, t ỏi, riềng, măng vòi… ủ từ 5 – 7 ngày, có thể hạ thổ để tôm có vị ngọt, chua thanh hơn, ăn ngon miệng hơn. Nếu đến Huế, bạn nhớ mua đặc sản Huế tôm chua lừng danh này về làm quà cho mọi người nhé!
Bánh chưng Nhật Lệ
Từ rất lâu rồi bánh trưng Nhật Lệ đã nổi tiếng thơm ngon, trở thành một đặc sản riêng có của xứ Huế, được nhiều người biết đến, để mỗi lần có dịp về Huế là lại tay xách nách mang một vài cặp bánh chưng Nhật Lệ mang về làm quà tặng người thân.
Bánh trưng Nhật Lệ được làm từ loại nếp ngon thượng hạng ở làng nếp huyện Hương Trà, thịt lợn làm nhân phải là thịt nạc, không bị khô và cũng không quá ngấy
Bánh sau khi nấu thì thơm dẻo, bóc lớp lá chuối ra là màu xanh như màu lá, đưa một miếng bánh vào miệng thưởng thức thì đó là vị béo, bùi, thơm ngậy của nhân thịt có thêm gia vị, hành, tiêu thơm lừng. Bạn nhớ mua một vài cặp bánh chưng Nhật Lệ về để làm quà nhé, cho người thân của mình được thưởng thức sự khác biệt của món bánh chưng mà nơi nào cũng có.
Cố đô Huế, mảnh đất trầm mặc và dịu dàng, không chỉ có những cung điện nguy nga tráng lệ, cầu Tràng Tiền cong cong như mảnh trăng non, điệu ca Huế trên dòng Hương giang lững lờ trôi chảy làm say lòng du khách mà còn là những nét ẩm thực riêng có ở mảnh đất thần kinh. Đến Huế, bạn nhớ tận hưởng trọn vẹn những nét đẹp của Huế, những món ăn ngon và chọn về làm quà một vài món đặc sản để dành tặng người thân của mình.
Nếu đang có ý định khám phá Huế và những nét đẹp văn hóa của mảnh đất cố đô thân thương, trầm mặc này, bạn hãy đặt vé xe khách trên SáoDiều.vn để đi du lịch Huế với chi phí tiết kiệm, thoải mái nhất nhé.
Bạn đang xem tin tại Giaitri.vn
Kênh giải trí cập nhật tin tức và xu hướng liên tục, chia sẻ các mẹo vặt làm đẹp, du lịch và các câu chuyện đời sống, gia đình.
Cám ơn bạn đã ghé thăm!
Phá kỉ lục view 24h của BTS gây choáng toàn cầu, nghệ sĩ Ấn Độ này là ai?
Hướng dẫn make up, vẽ chân mày sương sương cho cuộc hẹn đầu tiên