Thông tin được chia sẻ từ một group Facebook dành cho những người nước ngoài sống tại Hà Nội. Theo đó một cô gái đi ăn gà ác tiềm sau đó có chụp lại hình ảnh đăng tải trên group. Câu chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như một người khác vào bình luận hỏi cô gái ấy rằng liệu đó có phải là loài gà N hay không. Cô gái trả lời rằng “Không biết tiếng anh gọi giống gà này là gì, cô chỉ biết tên tiếng Việt của nó là Gà ác”.
Và một ‘tai nạn ngôn ngữ’ đã xảy ra khi một tài khoản người nước ngoài sử dụng Google dịch với từ gà ác này sang tiếng anh. Rõ ràng là công cụ này đã dịch một cách máy móc, dịch theo từng từ rồi ghép nó lại, biến ‘gà ác’ trở thành ‘gà xấu xa’. Từ kết quả dịch đó, người đó cho rằng gọi một loài động vật da đen là Ác quỷ quả là một sự phân biệt chủng tộc.
Sau một hồi thì người ngoại quốc này vẫn một mực cho rằng khi đặt tên một loài động vật với nghĩa tiêu cực như vậy thì đó là hành động Phân biệt chủng tộc.
Mặc dù nhiều người vào giải thích rằng đó chỉ là một tên gọi, nhưng người này vẫn không đồng ý với ý kiến đó.
Nhiều người sau đó đã đùa rằng nếu với suy luận của người ngoại quốc kia, thì butterfly (con bướm) có phải là miếng bơ (butter) biết bay (fly) hay không?
Anh chàng vẫn cãi lại cho bằng được: – Vậy các bạn gọi người da đen là gì? Người độc ác chăng? Còn butterfly (con bướm) là một từ đơn chứ không phải từ ghép.
Quả là người ngoại quốc này không “Nhập gia tùy tục” khi đến với Việt Nam rồi. Chỉ là một tên một loài động vật mà người kia đã đánh đồng cả quốc gia ‘Phân biệt chủng tộc’. Chắc là một thanh niên nhạy cảm, dễ bị kích động với mọi vấn đề đây.