Chân gà là món ăn được yêu thích bởi giới trẻ hiện nay. Đặc biệt món chân gà xả tắc, chân gà nướng,.. làm điên đảo các tín đồ ăn vặt. Vậy bạn có biết Ăn chân gà nhiều có tốt không? Bao nhiêu calo cho một 100g chân gà. Cùng theo dõi ở bài viết của Giaitri.vn dưới đây nhé!
Chân gà bao nhiêu calo?
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
Calo | 250 calo |
Protein | 14g |
Lipid | 10g |
Carbohydrate
|
0.14g |
Canxi | 5% giá trị hằng ngày (DV) |
Photpho | 5% DV |
Vitamin A | 2% DV |
Vitamin B9 | 15% DV |
Ăn chân gà nhiều có tốt không? – Lợi ích khi ăn chân gà
Cung cấp collagen làm đẹp da, sáng da
- Hỗ trợ sự tái tạo tế bào da. Giúp thay thế tế bào da cũ bằng tế bào mới. Từ đó duy trì sức khỏe và độ đàn hồi của làn da. Điều này giúp làm giảm dấu vết lão hóa và duy trì vẻ trẻ trung cho làn da.
- Tăng cường khả năng hấp thụ canxi và protein tốt hơn cho cơ thể.
- Giúp cơ thể sản xuất nhiều tế bào hồng cầu hơn. Cải thiện sự cung cấp oxi cho các cơ và mô.
- Tăng cường quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Hỗ trợ quá trình giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể ổn định.
Tăng cường sức khỏe nướu
Bệnh nha chu thường bắt nguồn từ việc thiếu hụt dinh dưỡng và các loại vitamin quan trọng. Chân gà là một nguồn tốt của vitamin và nó còn chứa axit amin, collagen, và gelatin trong sụn và các mô liên kết.
Tất cả những thành phần này có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe nướu. Duy trì sức khỏe răng miệng, và ngăn ngừa bệnh nha chu.
Cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát đường huyết
Ăn chân gà có thể có lợi cho sức khỏe. Protein có trong chân gà có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sản xuất peptide-1. Một hormone tự nhiên có khả năng giảm kháng insulin và điều chỉnh mức đường huyết.
Điều này mang lại tiềm năng đáng kể cho những người mắc bệnh tiểu đường. Để kiểm soát mức đường trong cơ thể một cách hiệu quả. Chính vì vậy khi nói Ăn chân gà nhiều có tốt không? – Thì câu trả lời là có.
Cải thiện hệ tiêu hóa tốt cho con người
Cải thiện hệ miễn dịch
Khoáng chất như kẽm chơi một vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch bằng cách hỗ trợ quá trình tạo ra và hoạt động của các tế bào miễn dịch. Các khoáng chất khác như đồng và magiê cũng đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của hệ miễn dịch.
Giúp duy trì sự hoạt động chính xác của nó. Canxi và photpho là hai khoáng chất cần thiết để xây dựng và duy trì hệ xương khỏe mạnh. Đồng thời giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Giảm nguy cơ gãy xương, chữa lành chấn thương
Ăn chân gà nhiều có tốt không? – Chân gà không chỉ là một món ăn ngon mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Đặc biệt, chân gà có khả năng hỗ trợ quá trình chữa lành các chấn thương vượt trội.
Nhờ vào sự tồn tại của các chất dinh dưỡng quan trọng như protein và canxi. Protein và canxi là hai yếu tố dinh dưỡng quan trọng. Giúp tái tạo và phục hồi các dây thần kinh, cơ bắp và xương trong cơ thể.
Tốt cho móng – Móng chắc khỏe
Nhờ sự hiện diện của các loại collagen, glycine, hidroksiprolin và proline trong chân gà. Bạn có thể trải nghiệm những lợi ích đáng kinh ngạc. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sức mạnh và độ bền cho móng tay.
Điều này giữ cho móng luôn mềm mại và ngăn chúng bị vỡ. Đồng thời, chúng còn thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo tế bào da móng. Giúp duy trì sự khỏe mạnh và đẹp cho móng tay của bạn.
Ăn chân gà quá nhiều sẽ dẫn tới hậu quả gì?
Hàm lượng chất béo cao
Ăn chân gà nhiều có tốt không? – Không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe. Chất béo tập trung chủ yếu ở da chân gà, và đó là loại chất béo bão hòa có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng: liệu khi chúng ta tiêu thụ chân gà kèm da một cách quá mức, có thể gây tăng cân và béo phì?
Chân gà không đảm bảo an toàn thực phẩm
- Không rõ nguồn gốc xuất xứ: Chân gà có thể bị không rõ nguồn gốc xuất xứ. Có thể bị ôi thiu, mốc, hoặc để lâu. Điều này có thể tạo ra nhiều chất có hại cho sức khỏe.
- Chất lượng và sạch sẽ: Chân gà tiếp xúc với môi trường bẩn có thể chứa mầm bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Đặc biệt khi các hàng quán sơ chế chân gà cẩu thả và không duy trì sạch sẽ.
- Sử dụng hóa chất: Một số quán ăn có thể sử dụng axit để ngâm hoặc rửa chân gà. Sau đó tẩm thêm các hóa chất tạo mùi vị. Có thể khiến chân gà bị nhiễm độc.
- Chế biến: Khi ăn chân gà nướng, mỡ nhỏ xuống than đang cháy có thể tạo ra các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng. Gây tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Những lưu ý khi ăn chân gà
- Hạn chế việc tiêu thụ quá 900g chân gà mỗi ngày. Vì trong 900g chân gà chứa khoảng 1935 calo. Gần bằng lượng calo hàng ngày bạn cần. Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, nên ăn ít hơn lượng này.
- Tránh các món chân gà được chế biến bằng nhiều loại chất béo như rang, chiên, hoặc nướng.
- Đừng giới hạn món ăn chỉ vào chân gà. Hãy kết hợp với tinh bột và các loại rau xanh, hoa quả khác.
- Hãy duy trì mức ăn uống hợp lý và không ăn chân gà quá 2 lần mỗi tuần.
- Khi mua và tiêu thụ chân gà. Hãy đảm bảo bạn chọn những nguồn cung cấp an toàn và sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe của bạn.
Câu hỏi về món ăn chân gà
- Ăn chân gà có run tay không? Quan niệm cho rằng ăn chân gà gây ra chứng run tay là sai lầm và hoàn toàn không có căn cứ khoa học. Ngược lại, chân gà thậm chí còn được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để chữa chứng run tay chân.
- Bà bầu có ăn chân gà nhiều có tốt không?? Bà bầu hoàn toàn có thể ăn chân gà. Tuy nhiên hạn chế ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, nên hạn chế tiêu thụ các món chân gà ngâm. Vì các món này có thể đã lên men. Không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
- Trẻ nhỏ, người già có ăn chân gà được không? Người già và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa kém. Khi ăn chân gà có thể dễ dàng bị hóc các xương nhỏ trong chân gà. Dẫn đến nguy cơ nghẹt thở. Vì vậy, trẻ em và người lớn tuổi nên hạn chế tiêu thụ chân gà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của họ.
- Người cao huyết áp có ăn chân gà được không? Món chân gà chiên chứa nhiều axit béo chuyển hóa (TFA) có thể tăng lượng cholesterol trong máu. Dẫn đến tăng nguy cơ đau tim, tích tụ mảng bám trên tường động mạch và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Các món chế biết từ chân gà ngon nhất
Chân gà nướng
– Nguyên liệu làm chân gà nướng
- 8 – 10 chiếc chân gà
- Giấm
- Rượu trắng
- Nước cốt chanh
- Tỏi
- Hành củ
- 1 cây sả
- 1 quả ớt sừng
- Dầu ăn
- Gia vị: Muối, tiêu, đường, nước mắm, hạt nêm, dầu điều…
– Cách thực hiện
- Bước 1: Làm sạch chân gà bằng cách rửa chúng bằng muối trắng. Sau đó cắt bỏ phần móng. Để khử mùi kháng khuẩn, bạn có thể rửa chân gà thêm một lần bằng rượu trắng.
- Bước 2: Đặt chân gà vào nồi hấp và hấp chúng trong khoảng 10 phút. Sau đó, để chân gà tự nhiên nguội.
- Bước 3: Trong một tô, trộn đều ngũ vị hương, nước mắm, muối, đường, tỏi băm nhỏ, dầu ăn, ớt, và bất kỳ gia vị nào khác theo sở thích của bạn. Bạn có thể điều chỉnh lượng gia vị theo khẩu vị cá nhân.
- Bước 4: Dùng hỗn hợp gia vị này để ướp chân gà. Sau đó để chân gà ngâm gia vị trong khoảng 5-6 tiếng để chúng thấm đều hương vị.
- Bước 5: Khi bạn sẵn sàng nướng, hâm nóng lò và chuẩn bị vỉ nướng. Đặt chân gà lên vỉ và nướng chúng. Hãy nhớ lật chân gà thường xuyên để món ăn không bị cháy. Trong quá trình nướng, bạn cũng có thể phết thêm gia vị lên chân gà để giữ cho chúng không khô.
- Bước 6: Cuối cùng, sau khi nướng hoàn thành. Hãy xếp chân gà nướng lên đĩa và thưởng thức món ngon vừa hoàn thành.
Chân gà ngâm sả tắc
– Nguyên liệu làm chân gà sả tắc
- 20 cái chân gà. Để đảm bảo lựa chọn thực phẩm an toàn, bạn hãy lựa chân gà có màu hơi hồng tự nhiên và không có mùi lạ
- 10 nhánh sả
- 1 củ gừng to
- Ớt sừng tươi
- Khoảng 5 quả tắc
- 2 củ tỏi
- Muối hạt
- Rượu trắng
- Lá chanh
- Gia vị: Nước mắm, muối, giấm gạo, đường trắng, tiêu đen…
– Cách thực hiện
- Bạn bắt đầu bằng việc rửa sạch chân gà, sau đó cắt chân gà thành đôi theo chiều ngang và loại bỏ phần móng.
- Tiếp theo, bạn rửa sạch sả và ớt, sau đó cắt chúng thành những mảnh nhỏ.
- Gừng cũng cần được làm sạch và giã nát.
- Tắc nên được cắt thành các khoanh tròn nhỏ để sử dụng sau này.
- Ngâm chân gà trong một ít rượu trắng và gừng đã giã nát. Hãy bóp đều để loại bỏ mùi hôi kháng khuẩn.
- Bước 1: Rửa sạch chân gà một lần nữa. Đặt chúng vào nồi luộc cùng với sả và gừng đã giã nát. Lưu ý đun nhỏ lửa và không luộc chân gà quá chín.
- Bước 2: Chuẩn bị sẵn một thau nước đá để ngâm chân gà sau khi luộc. Ngâm chân gà trong nước đá khoảng 1 phút. Sau đó gắp chúng ra đĩa và đặt vào tủ lạnh để làm cho chân gà trở nên giòn hơn.
- Bước 1: Sử dụng một nồi sạch và đổ 6 chén nước, giấm, đường trắng, và nước mắm vào. Khuấy đều và đun sôi.
- Bước 2: Đợi cho hỗn hợp nước giấm nguội một chút. Sau đó thêm ớt và sả vào. Hãy đảm bảo rằng hỗn hợp nước giấm đã nguội hoàn toàn trước khi bạn đổ tắc vào để tránh làm nước trở nên đắng.
- Bước 1: Xếp chân gà vào hộp chứa và đổ hỗn hợp nước ngâm đã chế biến vào đó. Đừng quên thêm cả phần sả, ớt, và tắc vào để tạo nên món ăn hấp dẫn.
- Bước 2: Ngâm chân gà qua đêm để món ăn có thể được thưởng thức ngay sau đó.
Chân gà hấp hành
– Nguyên liệu làm chân gà hấp hành
- 500g chân gà
- 100g hành lá
- Rượu trắng
- Chanh tươi
- Gia vị: hạt nêm, hạt tiêu, muối, dầu ăn…
– Cách thực hiện
- Bước 1: Đầu tiên, rửa sạch hành lá. Sau đó cắt thành khúc có độ dài khoảng 5-6cm.
- Bước 2: Ngâm chân gà trong nước muối. Sau đó cắt bỏ phần móng. Tiếp theo, ngâm chân gà trong nước chanh khoảng 5 phút để khử mùi kháng khuẩn.
- Bước 3: Bắt đầu bằng việc đun sôi một nồi nước. Khi nước đã sôi, hãy luộc sơ chân gà trong đó.
- Bước 5: Khi chân gà đã chín. Bạn vớt chúng ra và sắp xếp lên một đĩa. Sau đó, ướp chân gà với dầu ăn, hạt nêm, rượu trắng, hạt tiêu, và xếp hành lá lên trên.
- Bước 6: Tiếp theo, đặt đĩa chân gà vào một nồi lớn và hấp chân gà bằng cách cách thủy trong khoảng 5 phút để gia vị và hương vị thấm đều vào chân gà. Thưởng thức
Bài viết trên Giaitri.vn đã giải đáp thắc mắc cho bạn: Ăn chân gà nhiều có tốt không? Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Phương Linh – Tổng hợp