Web API với nhiều tính năng ưu việt. Là một trong những công cụ lập trình web được nhiều doanh nghiệp và công ty sử dụng. Vậy Web API là gì? Cách thức hoạt động của web API như thế nào? Sử dụng web API có lợi ích gì cho doanh nghiệp hay không? Cùng Giaitri.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Web API là gì?

Web API hoạt động như thế nào?

- Bước 1: Xây dựng một URL API để gửi đến máy chủ. Yêu cầu máy chủ cung cấp nội dung và dịch vụ thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS.
- Bước 2: Sau khi nhận thông tin yêu cầu. Máy chủ sẽ kiểm tra và xác thực thông tin này. Sau đó tìm kiếm nội dung phù hợp để phản hồi.
- Bước 3: Bằng cách sử dụng giao thức HTTP hoặc HTTPS. Máy chủ sẽ gửi lại dữ liệu dưới hai dạng chính. Đó là JSON hoặc XML.
- Bước 4: Dữ liệu JSON hoặc XML này sẽ được trang web (phía yêu cầu) phân tích. Để sử dụng cho các hoạt động tiếp theo. Ví dụ như lưu trữ (save) hoặc hiển thị cho người dùng tìm kiếm.
Tại sao nên chọn web API?
- Tự động hóa sản phẩm: Với Web API có khả năng tự động hóa quản lý công việc. Cập nhật luồng công việc, từ đó gia tăng năng suất và tạo hiệu quả công việc cao hơn.
- Khả năng tích hợp linh động: API cho phép lấy nội dung từ bất kỳ trang web hoặc ứng dụng nào một cách dễ dàng. Nếu được cho phép, cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn. API hoạt động như một cổng thông tin. Cho phép các công ty chia sẻ thông tin lựa chọn mà không phải đối mặt với các yêu cầu không mong muốn.
- Cập nhật thông tin thời gian thực: API có khả năng thay đổi và cập nhật dữ liệu theo thời gian thực. Kỹ thuật này giúp truyền dữ liệu một cách hiệu quả hơn. Đảm bảo tính chính xác của thông tin và cung cấp tính linh hoạt trong dịch vụ.
- Có tiêu chuẩn chung dễ sử dụng: Bất kỳ người dùng hoặc công ty nào cũng có thể dễ dàng điều chỉnh nội dung và dịch vụ mà họ sử dụng.
Ưu nhược điểm khi sử dụng web API
Ưu điểm
- Dễ sử dụng và có thể được áp dụng rộng rãi trên nhiều ứng dụng khác nhau như desktop, di động, và ứng dụng web.
- Linh hoạt trong việc trả về các dạng dữ liệu cho Client. Bao gồm JSON, XML, và nhiều dạng khác.
- Giúp dễ dàng xây dựng các dịch vụ HTTP.
- Với mã nguồn mở có thể hỗ trợ đầy đủ các tính năng của kiến trúc Restful.
- Hỗ trợ đầy đủ các thành phần của mô hình MVC như Routing, Unit Test, Controller, Model Binder, và nhiều tính năng khác.
- Khả năng giao tiếp hai chiều được xác nhận, đảm bảo tính tin cậy cao trong các giao dịch.
Nhược điểm
- Web API chưa được xem là một dịch vụ Restful đích thực. Vì nó chỉ hỗ trợ mặc định cho các phương thức GET và POST.
- Sử dụng tốt nhất Web API yêu cầu người dùng có kiến thức và hiểu biết về phía máy chủ (backend).
- Phát triển, nâng cấp và vận hành Web API có thể tốn nhiều thời gian.
- Hệ thống có thể bị tấn công nếu không giới hạn chức năng hoặc điều kiện cần thiết.
Sự khác biệt giữa Web services và Web API
- Khái niệm:
- Web API là một không gian cho việc tương tác giữa hai ứng dụng mà không cần sự can thiệp từ người dùng. API cung cấp các sản phẩm và dịch vụ để hỗ trợ việc giao tiếp với các sản phẩm và dịch vụ khác. Mà không cần quan tâm đến quá trình triển khai của chúng.
- Web services là một tập hợp các giao thức và tiêu chuẩn mở được sử dụng rộng rãi. Phục vụ cho quá trình trao đổi dữ liệu trong các hệ thống và ứng dụng. Các phần mềm ứng dụng có thể được tạo ra bằng nhiều loại ngôn ngữ và có thể hoạt động trên nhiều nền tảng. Đồng thời cho phép sử dụng các dịch vụ web để trao đổi dữ liệu thông qua mạng máy tính.
- Về bản chất: Mọi dịch vụ web (web services) có thể được coi là một API. Nhưng không phải tất cả các API đều là dịch vụ web.
- Khả năng giao tiếp qua mạng: API có khả năng hỗ trợ giao tiếp giữa các thiết bị, bất kể có kết nối mạng hay không. Trong khi đó, dịch vụ web cần sử dụng hệ thống kết nối giữa hai hoặc nhiều ứng dụng trên các máy tính khác nhau, được gọi là mạng, để phục vụ quá trình giao tiếp.
- Định dạng và kiến trúc: API hoạt động dựa trên nhiều thiết kế khác nhau, bao gồm REST, SOAP, XML-RPC, hoặc thậm chí JSON-RPC. Trong khi đó, Web services thường hoạt động dựa trên giao thức SOAP, vì nó có xu hướng đảm bảo tính bảo mật và tính nguyên vẹn của dữ liệu hơn so với các dịch vụ khác.
- Hỗ trợ: API hỗ trợ giao thức HTTP, kèm theo URL, tiêu đề yêu cầu/phản hồi, bộ nhớ đệm, phiên bản và định dạng nội dung. Web services chỉ hỗ trợ giao thức HTTP.
- Lưu trữ: Các API có thể được lưu trữ trong một ứng dụng hoặc trên dịch vụ Internet Information Services (IIS). Trong khi Web services chỉ có thể được lưu trữ trên dịch vụ IIS
Bài viết trên, Giaitri.vn đã chia sẻ cho bạn Web API là gì? Cách thức hoạt động của web API. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và bổ ích. Cảm ơn bạn.
Phương Linh – Tổng hợp