Tập tạ là một hoạt động thể chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tập luyện không đúng cách có thể gây chấn thương cho vai, cánh tay,… Một trong những chấn thương thường gặp không thể không nhắc đến khi tập tạ là tình trạng đau khuỷu tay kéo dài dai dẳng. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây đau khuỷu tay khi tập tạ
Đau khuỷu tay khi tập tạ thường do 2 nguyên nhân chính sau đây:
Sử dụng tạ có trọng lượng không phù hợp, quá nặng gây áp lực lớn lên khuỷu tay gây tình trạng đau nhức khó chịu.
Tập luyện chưa đúng thao tác khi nâng và hạ tạ.
Khi áp lực tạ đè xuống lớn hơn sức chịu đựng của khuỷu tay sẽ khiến các nhóm cơ, khớp và dây chằng phải “gồng mình” chống đỡ gây nên tình trạng đau nhức tại khuỷu tay rất khó chịu. Nếu không can thiệp sớm, cơn đau kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng khác như:
Giãn, rách dây chằng khuỷu tay.
Căng cơ, trật khớp khuỷu.
Giảm sự linh hoạt ở khớp khuỷu tay.
Nguy cơ thoái hoá, biến dạng khớp khuỷu tay.
Vì vậy người bệnh đừng chủ quan, nếu thấy xuất hiện tình trạng đau khuỷu tay trong lúc tập tạ hoặc sau các buổi tập luyện thì nên tìm đến các trung tâm trị liệu, bệnh viện để thăm khám và để các bác sĩ tư vấn các bài tập phục hồi chức năng khớp khuỷu tay phù hợp.
Đau khuỷu tay khi tập tạ nếu không can thiệp sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác
2. 4 phương pháp xóa tan cơn đau khuỷu tay khi tập tạ
1 – Phương pháp 1: Chườm đá hoặc chườm nóng: Người bệnh có thể chườm đá để giảm sưng, giảm đau, làm chậm quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên cũng cần lưu ý không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da trần để tránh bị bỏng lạnh. Nếu tình trạng đau không kèm theo sưng hay liên quan đến các chấn thương khác, người tập tạ có thể sử dụng phương pháp chườm nóng. Việc chườm nước nóng có tác dụng giãn mạch, giãn cơ, tăng cường lưu thông máu giúp thuyên giảm cơn đau khuỷu tay hiệu quả.
Dù sử dụng phương pháp nào thì người bệnh cũng lưu ý chỉ nên chườm tối đa 15 phút. Lưu ý, không sử dụng 2 phương pháp này nếu người bệnh có biểu hiện tê bì, mất cảm giác ở khuỷu tay vì có nguy cơ gây bỏng nhiệt.
2 – Phương pháp 2: Nẹp cố định khuỷu tay: Nẹp cố định thường được chỉ định để điều trị tình trạng viêm mỏm trên lồi cầu. Tùy tình trạng mỗi người mà các bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng loại nẹp và thời gian nẹp sao cho phù hợp.
Nẹp cố định khuỷu tay được chỉ định để điều trị tình trạng viêm mỏm trên lồi cầu
3 – Phương pháp 3: Châm cứu: Theo Y học cổ truyền, châm cứu có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ thống, khử ứ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng khẳng định châm cứu giúp giảm tình trạng đau khớp hiệu quả. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên thực hiện châm cứu ngày 1 lần, liên tục đều đặn tối thiểu 2 tuần.
4 – Phương pháp 4: Vật lý trị liệu: Việc tập các bài tập vật lý trị liệu mang lại nhiều lợi ích cho người bị đau khuỷu tay khi tập tạ như:
Giảm đau, giảm viêm: Các bài tập giãn cơ, massage có tác dụng giảm đau, giúp khuỷu tay được thư giãn nhẹ nhàng.
Phục hồi sự linh hoạt: Tăng cường sự linh hoạt, nhanh chóng lấy lại tầm vận động cho khớp khuỷu tay.
Tăng cường sức mạnh cơ: Gia tăng sức mạnh vùng cơ khớp khuỷu tay bằng các bài tập chủ động kèm kháng lực.
Trong mỗi giai đoạn phục hồi, bệnh nhân sẽ cần tập các bài tập vật lý trị liệu khác nhau để có thể phục hồi một cách hiệu quả nhất. Các chuyên gia và kỹ thuật viên sẽ theo sát quá trình tập luyện, đánh giá khả năng phục hồi để xây dựng phác đồ trị liệu cá nhân hoá phù hợp với từng người. Đây cũng nguyên tắc chung khi tập vật lý trị liệu đứt gân ngón tay, phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng tay hay các phương pháp phục hồi chức năng tay khác, người bệnh có thể tham khảo.
Các bài tập vật lý trị liệu không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp tăng cường tậm vận động và sức mạnh cơ vùng khuỷu tay
Đau khuỷu tay khi tập tạ tưởng rằng chỉ là một chấn thương đơn giản thường gặp nhưng nếu không có biện pháp can thiệp sớm, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường. Người bệnh đừng quên tham khảo 4 phương pháp giúp xóa tan ngay cơn đau khi tập tạ vừa chia sẻ ở trên để cải thiện tình trạng, phòng ngừa biến chứng nhé.
Khi tập tạ, đặc biệt là những người mới tập luyện nếu không lựa chọn trọng lượng tạ phù hợp hay chưa thực hiện các động tác một cách chuẩn mực thì nguy cơ bị đau khuỷu tay là rất cao. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết tại website https://myrehab-matsuoka.com – website chính thức của Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản Myrehab Matsuoka để cập nhật thêm các kiến thức y khoa liên quan đến việc phục hồi chức năng toàn diện các chấn thương và bệnh lý.