Uống đủ nước là điều cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt là người bệnh tiểu đường. Việc bổ sung nước đầy đủ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa biến chứng và nâng cao sức khỏe tổng thể. Vậy người bệnh tiểu đường nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết.
1. Lượng nước bệnh nhân tiểu đường nên uống
Một trong những triệu chứng điển hình của đái tháo đường là khát nước nhiều. Nguyên nhân là do lượng glucose trong máu cao khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải glucose qua đường tiểu. Điều này dẫn đến mất nước và người bệnh cần bù nước bằng cách uống nhiều hơn.
Lượng nước uống trung bình người tiểu đường nên bổ sung cụ thể như sau:
- Nữ: ít nhất 1,6l/ngày – khoảng 8 ly nước (200mL) mỗi ngày
- Nam: ít nhất 2l/ngày – khoảng 10 ly (200mL) mỗi ngày
Ngoài việc bù nước, uống nhiều nước còn mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường như:
- Giảm lượng đường trong máu: Uống nhiều nước giúp tăng lượng chất lỏng trong cơ thể, hỗ trợ cơ thể đào thải glucose dư thừa qua nước tiểu, từ đó giúp giảm đường huyết.
- Ngăn ngừa mất nước: Mức đường huyết cao cũng làm tăng nguy cơ mất nước. Uống đủ nước giúp người tiểu đường giải quyết tình trạng này và giảm cảm giác khát nước.
- Hạn chế giải phóng glucose: Khát nước có thể khiến cơ thể sản sinh hormone stress cortisol, dẫn đến giải phóng glucose. Việc uống nhiều nước giúp kiểm soát mức cortisol và giảm nguy cơ tăng lượng đường trong máu.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị người bệnh tiểu đường nên ưu tiên nước lọc. Nước lọc không chứa carbohydrate và calo – chất khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột. Do đó nước lọc chính là “ứng cử viên sáng giá” cho bệnh nhân tiểu đường.
Người tiểu đường nên uống nhiều nước cũng như ưu tiên bổ sung nước lọc để đảm bảo sức khỏe cho bản thân
2. Lựa chọn khác ngoài nước lọc phù hợp cho người tiểu đường
Bên cạnh câu hỏi người tiểu đường nên uống bao nhiêu nước, nhiều người cũng thắc mắc bệnh tiểu đường có uống sữa được không. Dù nước lọc là lựa chọn tốt nhất, đôi khi cơn thèm ngọt lại khiến người bệnh muốn tìm đến những thức uống khác như sữa… Theo khuyến cáo, người tiểu đường nên ưu tiên các loại nước uống chứa ít hoặc không có calo và đường để kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.
Dưới đây là một số lựa chọn khác ngoài nước lọc phù hợp cho người tiểu đường:
- Sữa: Sữa tách béo hoàn toàn hoặc chứa 1 lượng nhỏ chất béo (1%)
- Sữa thực vật: Sữa đậu nành, sữa gạo, sữa hạnh nhân (không đường)
- Nước lọc thêm hương vị: Bạn có thể thêm vài lát chanh, cam hoặc các loại thảo dược gia vị như lá bạc hà, tía tô đất, húng quế vào nước lọc.
- Trà: Trà không đường hoặc trà dành cho người ăn kiêng.
- Cà phê: Cà phê không đường hoặc sử dụng đường ăn kiêng.
Người tiểu đường vẫn có thể uống sữa nhưng nên lựa chọn sữa tách béo hoặc các loại sữa thực vật không đường để hạn chế việc tăng đường huyết
Ngoài ra, người tiểu đường cũng có thể bổ sung sữa dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường chẳng hạn như Glucare Gold. Công thức Hệ Bột Đường Glucare hấp thu chậm với chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng có trong sữa giúp người tiểu đường cân bằng đường huyết hiệu quả.
Glucare Gold – Sản phẩm sữa dành riêng cho người tiểu đường
3. Loại nước uống người tiểu đường cần hạn chế liều lượng
Dù uống nhiều nước rất tốt cho người tiểu đường, bạn vẫn cần hạn chế các thức uống không lành mạnh, chứa nhiều carbohydrate và calo. Việc tiêu thụ quá nhiều những loại đồ uống này có thể dẫn đến thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.
Một số loại nước uống mà người tiểu đường cần tránh và hạn chế liều lượng:
- Nước ngọt đóng chai: Một lon nước ngọt thông thường chứa đến 150 calo và 40g, tương đương với 10 muỗng đường – một lượng đường vượt quá cả mức tiêu thụ khuyến nghị cho người khỏe mạnh trong một ngày.
- Nước ép hoa quả: Dù nước ép hoa quả có nhiều dưỡng chất, tuy nhiên một cốc nước ép hoa quả cũng có thể chứa đến 100 calo và 30g đường. Do đó, người tiểu đường cần hạn chế liều lượng và tần suất tiêu thụ loại nước này.
- Rượu, bia: Có một số bệnh nhân thắc mắc rằng liệu bệnh tiểu đường có được uống rượu không. Câu trả lời là vẫn có thể. Tuy nhiên cần lưu ý rằng nữ giới bị tiểu đường có thể uống tối đa 1 ly rượu mạnh mỗi ngày, tương đương 30ml rượu mạnh 40 độ (hoặc 1 lon bia hay 1 ly rượu vang 14 độ). Nam giới có thể uống gấp đôi lượng này. Đồng thời, bạn cần theo dõi các dấu hiệu hạ đường huyết sau khi uống rượu, bia để kịp thời xử lý.
Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể thưởng thức rượu bia nhưng cần hạn chế liều lượng cũng như theo dõi các dấu hiệu sau khi uống
Uống đủ nước là một trong những yếu tố quan trọng giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt lượng đường trong máu và nâng cao sức khỏe. Bạn nên ưu tiên nước lọc và các loại nước uống không chứa hoặc chứa ít đường, ít calo, đồng thời hạn chế những loại nước uống có hại cho sức khỏe mà bài viết đã đề cập.