Que hàn là trợ thủ đắc lực cho các thợ hàn trong quá trình hàn kim loại. Vậy que hàn là gì? Những loại que hàn phổ biến hiện nay là gì? Nhận biết que hàn nào tốt như thế nào? Cùng bài viết tìm hiểu để có được lựa chọn tốt nhất ngay nhé!
Que hàn là gì?
Que hàn là loại điện cực để hàn hồ quang tay (hàn thép, hàn gang, hàn nhôm,…). Trong quá trình hàn, que hàn sử dụng Nhiệm vụ gây hồ quang và bổ sung kim loại cho mối hàn.
Que hàn nóng chảy là những dây kim loại thẳng cắt thành từng đoạn có chiều dài từ 250 – 450 mm. Những đoạn này gọi là lõi que hàn.
Bao một lớp hỗn hợp các khoáng chất lên bề mặt lõi que hàn thì được gọi là que hàn có thuốc bọc.
Còn không có thì gọi là que hàn trần. Hàn bằng que hàn trần sẽ cho chất lượng mỗi hàn kém, nên ngày nay người xem k dùng tới.
Cấu tạo que hàn
Que hàn điện nóng chảy được chế tạo từ kim loại hoặc hợp kim có thành phần gần với thành phần kim loại vật hàn. Que hàn điện này được dùng để hàn hồ quang và dùng máy hàn que để thực hiện
Lõi que hàn có đường kính theo lý thuyết là 6-12 mm, trong thực tế thường dùng là 1-6 mm. Chiều dài của que hàn L=250-450 mm, chiều dài phần kẹp l1= 30mm, l2<15 mm, l3= 1-2 mm
Lõi que hàn làm nhiệm vụ dẫn điện và khi nóng chảy thì đóng vai trò là loại phụ để bồi đắp vào kim loại mối hàn
Que hàn có những loại nào?
Hiện nay có nhiều hệ thống tiêu chuẩn phân loại que hàn như: ISO (tiêu chuẩn quốc tế), AWS (Mỹ), BS (Anh), DIN (Đức), GOST (Nga),…
Việc phân loại que hàn có thể dựa vào đặc tính lõi que, thuốc bọc, loại dòng điện dùng để hàn, tư thế không gian hàn, thành phần hóa học và cơ tính kim loại đắp,…
- Que hàn nhóm vỏ thuốc bọc hệ axit (ký hiệu A): thuốc bọc loại này được chế tạo các loại oxit (Fe2O3, MnO, MnO2, SiO2,…)
- Que hàn nhóm vỏ thuốc bọc hệ bazơ (ký hiệu B): thuốc bọc loại này được làm từ các chất gốc cacbonat (đá cẩm thạch CaCO3, đôlômit CaCO3.MgCO3), huỳnh thạch (fenspat), các ferô hợp kim (Fe-Si, Fe-Mn, Fe-Ti,…)
- Que hàn nhóm vỏ thuốc bọc hệ Rutil (ký hiệu R): trong thuốc bọc loại này chất chủ yếu là điôxit titan (rutil, ilmenhit). Ngoài ra còn có trường thạch (Na2O. Al2O3. 6SiO2), MgCO3 và CaCO3 hoặc bột gỗ, ferô hợp kim,…
- Que hàn nhóm vỏ thuốc bọc hệ hữu cơ (ký hiệu là O hoặc C): chủ yếu là tinh bột, xenlulô. Khi hàn sinh ra lượng lớn khí bảo vệ CO2. Để khắc phục hiện tượng giòn hyđrô và rỗ khí, người ta thường bổ sung thêm TiO2, FeO, MnO2, CaF2 và một số ferô hợp kim (Fe-Si, Fe-Mn,…)
Que hàn nào chịu lực tốt?
- Que hàn chịu lực tốt là que hàn phải đảm bảo được những yêu cầu sau:
- Que hàn phải đảm bảo được những thành phần cần thiết cho một que hàn chịu lực
- Ít tạo ra khí độc, ít bị bắn nổ ra ngoài
- Que hàn chịu được áp lực cao
- Các mối hàn phải có tính thẩm mỹ cao
- Khi hàn thì que hàn có thuốc bọc phải cháy đều, không bị rơi từng cục, không cháy vát.
- Hàn xỉ phải phủ đều trên bề mặt các mối hàn và phải dễ bong mối hàn khi đã nguội
- Que hàn phải hàn được tất cả các vị trí, tư thế theo yêu cầu của chủ sử dụng.
- Que hàn chịu lực tốt, không bị nứt, ngậm xỉ, lẫn xỉ…
- Khi hàn que hàn phải dễ gây hồ quang và phải cháy ổn định.
- Que hàn chịu lực phải có tính công nghệ hàn tốt.
- Giá thành sản phẩm thấp, phù hợp với túi tiền người tiêu dùng.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin mà mình muốn chia sẻ đến các bạn và mình hy vọng những thông tin cần thiết này sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn chính xác và lựa chọn cho mình những loại que hàn chịu lực phù hợp với nhu cầu của các bạn.