Bom tấn đã trở thành một trong những thể loại được nhiều người ưa thích. Bởi tình tiết gây cấn, cảnh quay đẹp,… để có được những bộ phim tuyệt đỉnh phục vụ khán giả các nhà làm phim đã bỏ ra số tiền rất lớn. Cùng điểm qua những bộ phim có chi phí đầu tư lớn nhất thế giới.
>>>Xem thêm: Web xem phim miễn phí
Phim “Điệp viên 007: Bóng ma” (2015) 246 triệu USD
Ngân sách ước tính: 245 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 880 triệu USD.
Phim “Siêu nhân trở lại” (2006) 246,4 triệu USD
Ngân sách ước tính: 209 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 391 triệu USD
Xem thêm: Top 10 bộ phim về khoa học công nghệ hay nhất bạn nên xem
Phim “Dị nhân 3: Phán quyết Cuối cùng” (2006) 247,6 triệu USD
Ngân sách ước tính: 210 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 459,4 triệu USD
“Người Nhện 2” (2004) 250 triệu USD
Ngân sách ước tính: 200 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 783,8 triệu USD
Phim “King Kong” (2005) 250,3 triệu USD
Ngân sách ước tính: 207 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 550,5 triệu USD
Phim “Avengers: Đế chế Ultron” (2015) 251 triệu USD
Ngân sách ước tính: 250 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 1,4 tỷ USD
Đây là bộ phim mới nhất gia nhập danh sách các phim đắt giá nhất lịch sử và hiện vẫn đang làm mưa làm gió trên các rạp chiếu toàn cầu. Age of Ultron do hãng Disney đầu tư và là bộ phim thứ 11 trong loạt phim Marvel Cinematic Universe. Bom tấn này quy tụ hàng loạt siêu anh hùng như Iron Man (Robert Downey Jr.), Captain America (Chris Evans), Hulk (Mark Ruffalo), Thor (Chris Hemsworth), Black Widow (Scarlett Johansson) và được bổ sung những nhân vật mới như cặp anh em Quicksilver (Aaron Taylor-Johnson) – Scarlet Witch (Elizabeth Olsen).
Theo thông tin từ Variety, chỉ riêng việc mời Robert Downey Jr. đã tiêu tốn của hãng Disney khoảng 40 – 50 triệu USD, do vậy thù lao của những ngôi sao hạng A đã chiếm một phần đáng kể trong phí sản xuất Age of Ultron. Để đem tới những màn chiến đấu long trời lở đất với kỹ xảo hoành tráng đặc trưng, Marvel Studios cũng chịu tốn kém. Nhưng đó là khoản đầu tư hợp lý, khi bộ phim đã cán mốc doanh thu một tỷ USD.
Phim “Biên niên sử Narnia: Hoàng tử Caspian” (2008) 253,9 triệu USD
Ngân sách ước tính: 225 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 419,7 triệu USD
Phim “Kẻ hủy diệt 3: Người máy nổi loạn” (2003) 257,6 triệu USD
Ngân sách ước tính: 200 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 433,4 triệu USD
Phim “Người Hùng Sao Hỏa – John Carter” (2012) 259 triệu USD
Ngân sách ước tính: 250 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 284,1 triệu USD
Trong danh sách 10 phim có kinh phí cao nhất mọi thời đại, cả năm vị trí dẫn đầu đều thuộc về hãng Disney. Tuy nhiên, không phải cứ đầu tư lớn đồng nghĩa với thành công, với ví dụ điển hình là John Carter. Có kinh phí tới 259 triệu USD song bộ phim khoa học viễn tưởng này trở thành “bom xịt” khi chỉ thu về 284,1 triệu USD. Con số này xem như Disney chưa hoàn vốn, bởi đại gia làng giải trí này đã chi tới 350 triệu USD cho công đoạn quảng bá.
Theo ước tính, John Carter cần phải có doanh thu tối thiểu là 600 triệu USD để Disney có thể thu về số tiền họ đã bỏ ra. Do không đạt được phân nửa cột mốc trên, John Carter bị ví như một thảm họa đáng quên giống như Waterworld của thập niên 1990.
Một dàn diễn viên thiếu sức hút, nhiều chi tiết thừa thãi… là những nguyên nhân khiến John Carter không thể thành công như kỳ vọng tại các rạp chiếu.
Phim “The Hobbit” 259 triệu USD
Ngân sách ước tính: 250 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 1,02 tỷ USD
Là tập cuối cùng của loạt phim The Hobbit được dựa trên cuốn sách nổi tiếng của nhà văn Tolkien, The Battle of the Five Armies được đầu tư tới 250 triệu USD để thỏa mãn kỳ vọng từ người hâm mộ. Con số khổng lồ trên được dành đầu tư kỹ xảo tạo ra rồng Smaug, thế giới Middle Earth kỳ ảo cùng trận chiến đỉnh cao giữa năm cánh quân.
Bên cạnh kỹ xảo, đạo diễn Peter Jackson còn đầu tư nhiều công sức và tiền của cho máy quay 3D và hình ảnh 48 khung hình/giây (thay vì 24 khung hình/giây như thông thường). Tác phẩm quy tụ những tên tuổi như Ian McKellen, Martin Freeman, Orlando Bloom hay Benedict Cumberbatch… trở thành phim ăn khách thứ nhì của năm 2014 với 1,02 tỷ USD.
Phim “Kỵ Sĩ Bóng Đêm Trỗi Dậy” (2012) 259 triệu USD
Ngân sách ước tính: 250 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 1,08 tỷ USD
Sau một The Dark Knight (2008) thành công cả về doanh thu lẫn chất lượng, đạo diễn Christopher Nolan tiếp tục mang đến cho người hâm mộ The Dark Knight Rises. Tập cuối trong bộ ba phim về Batman của Nolan có nhiều cảnh quay ấn tượng như cảnh tấn công máy bay ở đầu phim hay cả sân vận động sụp đổ trong chớp mắt…
Để làm được các hiệu ứng kỹ xảo như vậy, các nhà sản xuất phải chi tới 259 triệu USD. Ngoài ra, một khoản chi phí không ít được dành để trả cho những diễn viên hàng đầu như Christian Bale, Anne Hathaway, Morgan Freeman, Joseph Gordon-Levitt hay Michael Caine… Sản phẩm do Legendary Pictures và DC Entertainment hợp tác thực hiện khép lại loạt phim về Người dơi một cách ngọt ngào với hơn một tỷ USD doanh thu.
Phim “Avatar” (2009) 261 triệu USD
Ngân sách ước tính: 237 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 2,8 tỷ USD
“Ông hoàng phim bom tấn” James Cameron đã ấp ủ thực hiện Avatar từ năm 1994, song vào thời điểm đó công nghệ điện ảnh vẫn chưa cho phép ông thực hiện bộ phim như mong muốn. Đến năm 2006, Cameron mới có thể triển khai dự án bom tấn này. Avatar được quay hoàn toàn bằng máy quay 3D, sử dụng công nghệ nắm bắt chuyển động motion-capture để đưa những người Na’vi lên màn ảnh rộng.
James Cameron đã thành công mỹ mãn khi Avatar xô đổ hàng loạt kỷ lục về doanh thu và là bộ phim đầu tiên trong lịch sử có doanh thu vượt 2 tỷ USD. Với doanh thu cuối cùng là 2,8 tỷ USD, Avatar hiện vẫn nắm chắc vị trí “Phim ăn khách nhất trong lịch sử.” Không chỉ thành công về doanh thu, bộ phim còn là một “kỳ quan điện ảnh” xét về mặt công nghệ và là bước đột phá trong lĩnh vực làm phim với hình ảnh hành tinh Pandora đẹp huyền ảo.
Phim “Cướp Biển Vùng Ca-ri-bê 2: Chiếc Rương Tử Thần” (2006) 265,2 triệu USD
Ngân sách ước tính: 225 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 1 tỷ USD
Phim “Thế Giới Nước” (1995) 271 triệu USD
Ngân sách ước tính: 175 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 264,2 triệu USD
Phim “Harry Potter và Hoàng Tử Lai” (2009) 275,5 triệu USD
Ngân sách ước tính: 250 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 934,4 triệu USD
Loạt phim Harry Potter là con gà đẻ trứng vàng của hãng Warner Bros với doanh thu lên đến 7,7 tỷ USD. Phần sáu của Harry Potter với câu chuyện về cuốn sách kỳ bí của “Hoàng tử lai” đã tiêu tốn 275,5 triệu USD để hoàn thiện, nhưng bù lại gặt hái hơn 900 triệu USD doanh thu.
Những màn ma thuật và cảnh chiến đấu, đặc biệt là trường đoạn cụ Dumbledore (Michael Gambon) dùng lửa đánh bại những thây ma… đã để lại ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả. Khoản đầu tư của Warner Bros đã được đền đáp, khi Harry Potter and the Half-Blooded Prince chỉ chịu xếp sau Avatar trong danh sách các phim ăn khách nhất năm 2009 và còn nhận Oscar cho “Quay phim đẹp nhất”.
Phim “Công Chúa Tóc Mây” (2010) 281,3 triệu USD
Ngân sách ước tính: 260 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 590,7 triệu USD
Do xưởng phim Walt Disney Animation thực hiện và được Walt Disney Pictures phát hành, Tangled là bộ phim hoạt hình đắt giá nhất trong lịch sử. Câu chuyện phim được dựa trên truyện cổ Grimm về nàng công chúa Rapunzel với mái tóc thần kỳ. Với các ngôi sao Mandy Moore, Zachary Levi lồng tiếng và có nội dung lôi cuốn, Tangled đạt doanh thu 590,7 triệu USD trên toàn cầu và nhận được nhiều đánh giá tích cực.
Để có được những hình ảnh rực rỡ sắc màu và chân thực, các nhà sản xuất đã mất sáu năm để hoàn thiện bộ phim. Công đoạn thực hiện hình ảnh Tangled được kết hợp giữa cách vẽ hoạt hình truyền thống với công nghệ máy tính CGI, dẫn tới kinh phí khổng lồ 281,3 triệu USD.
Phim “Người Nhện 3” (2007) 291 triệu USD
Ngân sách ước tính: 258 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 890,9 triệu USD
Trong ba tuần trước khi At World’s End công bố kinh phí sản xuất, Spider-Man 3 đã nắm giữ kỷ lục “Phim đắt giá nhất mọi thời đại”. Phim có kỹ xảo đẹp mắt hơn hai phần đầu, song chất lượng nội dung lại không được đánh giá cao bằng. Dẫu vậy, bom tấn này vẫn có doanh thu 890,9 triệu USD trên toàn cầu và đến nay vẫn là tác phẩm đứng thứ ba về mặt thương mại của Marvel.
Tính tới đầu tháng 5/2015, mới chỉ có The Avengers và Iron Man 3 là hai phim của Marvel có được doanh thu lớn hơn Spider-Man 3.
Phim “Tinatic” (1997) 294,4 triệu USD
Ngân sách ước tính: 200 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 2,2 tỷ USD
Doanh thu trên bao gồm bộ phim “Titanic 3-D” được công chiếu vào năm 2012
Phim “Nữ Hoàng Cleopatra” (1963) 340 triệu USD
Ngân sách ước tính: 44 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 57,8 triệu USD
Phim “Cướp Biển Vùng Ca-ri-bê: Nơi Tận Cùng Thế Giới” (2007) 341 triệu USD
Ngân sách ước tính: 300 triệu USD
Doanh thu toàn cầu: 963,4 triệu USD
Ra mắt năm 2007, At World’s End từng nắm giữ danh hiệu “Bộ phim đắt giá nhất mọi thời đại.” Đây là tập phim Cướp biển vùng Caribbe cuối cùng do Gore Verbinski đạo diễn. Nhà làm phim này đã cố gắng hoàn thành tác phẩm một cách ấn tượng nhất có thể.
Các màn kỹ xảo cùng trận thủy chiến hoành tráng cuối phim là nguyên nhân chính khiến At World’s End có kinh phí lên đến 341 triệu USD. Bộ phim nhận được hai đề cử Oscar về Trang điểm và Kỹ xảo, đồng thời thắng lớn với 963,4 triệu USD doanh thu.
Như Quỳnh ATPSOFTWARE- Tổng hợp